Phương án quy hoạch xây dựng vùng huyện Quan Sơn (Thanh Hóa) thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn năm 2045.
Phạm vi, tính chất, hướng phát triển trọng tâm
Phạm vi: Toàn bộ địa giới hành chính huyện Quan Sơn, hiện tại bao gồm 12 đơn vị hành chính (01 thị trấn và 11 xã), diện tích toàn huyện khoảng 943,45 km2; ranh giới lập quy hoạch cụ thể như sau:
- Phía Bắc giáp huyện Quan Hóa;
- Phía Nam giáp nước CHDCND Lào;
- Phía Đông giáp huyện Bá Thước, Lang Chánh;
- Phía Tây giáp nước CHDCND Lào.
Tính chất: Là huyện miền núi phía Tây tỉnh Thanh Hóa, huyện biên giới Việt Nam – Lào; là vùng phát triển đa ngành, lấy kinh tế cửa khẩu gắn với dịch vụ thương mại, dịch vụ du lịch, lâm nghiệp là định hướng phát triển ưu tiên.
Là cửa ngõ của tỉnh Thanh Hóa và khu vực Nam Đồng bằng Bắc Bộ với nước CHDCND Lào. Có vai trò hỗ trợ và kết nối với các khu vực phụ cận thông qua quốc lộ 217 và đường nối các huyện Tây Thanh Hóa.
Hướng phát triển trọng tâm: Phát triển dịch vụ thương mại, xuất nhập khẩu, dịch vụ vận tải và logistic gắn với phát triển Khu Kinh tế cửa khẩu Na Mèo; phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản, tiểu thủ công nghiệp; phát triển các loại hình du lị ch sinh thái, du lịch cộng đồng trên cơ sở khai thác các tiềm năng về cảnh quan và văn hóa truyền thống; phát triển nông, lâm nghiệp theo mô hình nông nghiệp sinh thái, bền vững, là trung tâm sản xuất nguyên nhiệu gỗ lớn, luồng thâm canh.
Bố trí, sắp xếp hệ thống các đô thị và trung tâm cụm xã
Thị trấn Sơn Lư (thị trấn hiện hữu): Là trung tâm tổng hợp, huyện lỵ huyện Quan Sơn. Quy mô diện tích khoảng 5.401 ha, dân số dự báo đến năm 2030 khoảng 10.000 người.
Đô thị Na Mèo (đô thị mới): Là đô thị cửa khẩu, trung tâm dịch vụ thương mại, công nghiệp tiểu thủ công nghiệp và du lịch kết nối với nước bạn Lào qua cửa khẩu Quốc tế Na Mèo. Quy mô diện tích khoảng 11.301 ha, dân số đến năm 2030 khoảng 15.000 người.
Tổ chức các trung tâm cụm xã tại xã Trung Tiến, Mường Mìn.
Định hướng phát triển hạ tầng kinh tế, xã hội
Định hướng phát triển hạ tầng xã hội
Hạ tầng giáo dục: Ổn định các trường trong hệ thống giáo dục hiện có, từng bước cải thiện cơ sở vật chất và nâng cao chất lượng đào tạo và tăng thêm lớp học tùy theo nhu cầu thực tế. Nâng cấp Trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên tại thị trấn Sơn Lư thành trường đào tạo nghề đa ngành, đáp ứng nhu cầu lao động trong các lĩnh vực.
Hạ tầng y tế: Đến năm 2030 nâng cấp bệnh viện đa khoa huyện Quan Sơn đạt 215 giường; từng bước nâng cao chất lượng các hoạt động khám chữa bệnh tuyến y tế cơ sở, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh cho người dân.
Hạ tầng văn hóa, thể thao: Hoàn chỉnh và nâng cấp hệ thống các công trình văn hóa, thể dục thể thao theo tầng bậc ở các đô thị và điểm dân cư nông thôn. Tại thị trấn Sơn Lư bố trí các công trình gồm: thiết chế văn hóa tổng hợp đa chức năng gồm trung tâm văn hóa – thể thao
Định hướng phát triển hạ tầng kinh tế
Hạ tầng thương mại và du lịch: Thành lập KKT cửa khẩu Na Mèo; bố trí các trung tâm thương mại cấp II, cấp III, siêu thị tại khu vực đô thị Sơn Lư, Na Mèo mang tính chất trung tâm trung chuyển, đầu mối giao lưu hàng hóa cấp tỉnh và huyện.
Cải tạo, nâng cấp và xây mới mạng lưới các chợ đầu mối, chợ dân sinh trên địa bàn theo quy hoạch. Phát triển các khu, điểm du lịch văn hóa, du lịch sinh thái, mạo hiểm.
Hạ tầng phát triển công nghiệp: Phát triển 04 CCN, gồm: CCN Trung Hạ (20ha); bổ sung mới CCN cửa khẩu Na Mèo (20 ha), CCN Mường Mìn (10 ha), CCN Trung Xuân (5 ha); tổng diện tích đất khoảng 55ha.
Quy hoạch hạ tầng giao thông huyện Quan Sơn
Từng bước mở rộng nâng cấp các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ trên địa bàn huyện đạt quy mô tối thiểu đường cấp IV. Các tuyến đường huyện được mở rộng và xây dựng mới một số đoạn để hoàn chỉnh kết nối toàn tuyến, đạt tiêu chuẩn đường cấ p IV, từ 2 đến 4 làn xe.
Xây dựng bến xe khách trung tâm tại khu vực thị trấn Sơn Lư, ngoài ra bố trí thêm bến xe loại IV tại khu vực đô thị Na Mèo.
BẢN ĐỒ QH THANH HÓA 2021 – 2030
(Quy hoạch huyện Quan Sơn)
Ngân Hàng cho vay tiêu dùng, bất động sản, phát hành thẻ 100 triệu tại TP Hà Nội
LIÊN HỆ MR. QUANG
0934.569.938 (ZALO 247)