Phương án quy hoạch xây dựng vùng huyện Thọ Xuân (Thanh Hóa) thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn năm 2045.
Phạm vi, tính chất, hướng phát triển trọng tâm
Phạm vi: Gồm toàn bộ địa giới hành chính huyện Thọ Xuân68, diện tích tự nhiên 292,29 km2; ranh giới cụ thể như sau:
- Phía Bắc giáp các huyện Ngọc Lặc, Yên Định.
- Phía Đông giáp huyện Thiệu Hoá.
- Phía Tây giáp các huyện Thường Xuân, Ngọc Lặc.
- Phía Nam giáp huyện Triệu Sơn.
Tính chất: Là trung tâm du lịch văn hóa, lịch sử của tỉnh, vùng tập trung phát triển nông nghiệp, công nghiệp công nghệ cao, thương mại, đô thị và dịch vụ hàng không.
Là trung tâm động lực của vùng liên huyện Thọ Xuân – Thiệu Hóa – Yên Định – Triệu Sơn, đầu mối giao lưu với các tỉnh trong cả nước và quốc tế thông qua cảng hàng không Thọ Xuân.
Hướng phát triển trọng tâm: Phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, công nghiệp chế biến, chế tạo. Phát triển du lịch văn hóa, du lịch sinh thái, dịch vụ hàng không và đô thị sân bay.
Bố trí, sắp xếp hệ thống các thị trấn, trung tâm cụm xã
Giai đoạn đến năm 2030: Thành lập thị xã Thọ Xuân với quy mô dân số khoảng 220.000 người, dân số nội thị khoảng 120.000 người.
Định hướng hạ tầng kinh tế, xã hội
Định hướng phát triển hạ tầng xã hội:
Ổn định các trường trong hệ thống giáo dục hiện có từng bước cải thiện cơ sở vật chất và nâng cao chất lượng đào tạo và tăng thêm lớp học tùy theo nhu cầu thực tế.
Xây dựng và nâng cấp các bệnh viện như: Bệnh viện đa khoa huyện Thọ Xuân (200 giường); Bệnh viện Lam Kinh (250÷300 giường) và Bệnh viện Lam Sơn (400÷500 giường) tại đô thị Lam Sơn – Sao Vàng.
Hoàn chỉnh hệ thống các công trình văn hóa, thể dục thể thao theo tầng bậc ở các đô thị và các điểm dân cư nông thôn tại huyện Thọ Xuân.
Định hướng phát triển hạ tầng kinh tế:
Bố trí các trung tâm thương mại cấp II, cấp III và siêu thị tại các khu vực đô thị mang tính chất đầu mối giao hàng hóa cấp tỉnh theo đường Hồ Chí Minh.
Đầu mối giao hàng hóa cấp vùng liên huyện kết nối giữa các huyện Thọ Xuân – Yên Định – Thiệu Hóa – Triệu Sơn theo các tuyến QL47B, QL47C, đường tỉnh 515 và 506B.
Bố trí 01 TTTM cấp I tại khu vực Sao Vàng mang tính chất đầu mối giao thương có yếu tố quốc tế thông qua liên kết Cảng hàng không Thọ Xuân – Cảng Nghi Sơn – Cửa khẩu Na Mèo.
Xây dựng các khu du lịch nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí kết hợp du lịch văn hóa, du lịch sinh thái tại khu vực :
- Lam Kinh (khoảng 300 ha);
- Hồ Mau Sủi (khoảng 53,8 ha);
- Công viên tre luồng Thanh Tam (khoảng 350 ha);
- Khu vui chơi giải trí và sân Golf núi Chì – núi Chẩu (khoảng 460 ha);
- Khu du lịch công đồng Phố Đầm (khoảng 50 ha);
- Khu du lịch sinh thái Xuân Lập gắn với Khu di tích Lê Hoàn (khoảng 200 ha);
- Phát triển các điểm du lịch tham quan và mua sắm kết hợp với các trung tâm thương mại, Khu công nghệ cao, Khu nông nghiệp sử dụng CNC Lam Sơn – Sao Vàng.
Hạ tầng phát triển công nghiệp: Phát triển KCN Lam Sơn – Sao Vàng khoảng 654 ha. Phát triển 08 CCN (tổng diện tích đất khoảng 540 ha) gồm:
- CCN Xuân Lai (75 ha),
- CCN Thọ Minh (75 ha),
- CCN Thọ Nguyên (75 ha),
- CCN Xuân Hòa – Thọ Hải (75 ha),
- CCN Xuân Tín – Phú Xuân (75 ha),
- CCN Trường Xuân (75 ha),
- CCN Neo (75 ha),
- CCN Xuân Phú (50 ha).
Quy hoạch hạ tầng giao thông huyện Thọ Xuân
Xây dựng hệ thống đường bộ đến năm 2030 đảm bảo tiêu chuẩn hạ tầng giao thông đường bộ đô thị loại IV. Khai thác tuyến sông Chu làm tuyến thủy nội địa cấp IV của quốc gia.
Bố trí 02 tuyến đường sắt đô thị kết nối Lam Sơn – Sao Vàng với đô thị Thành phố Thanh Hóa – Sầm Sơn và Khu kinh tế Nghi Sơn, 01 tuyến đường sắt hàng hóa nối KCN Lam Sơn Sao Vàng với KKT Nghi Sơn.
Nâng cấp Cảng hàng không Thọ Xuân thành cảng hàng không quốc tế đến năm 2025, quy mô đạt 5,0 triệu lượt khách/năm.
BẢN ĐỒ QH THANH HÓA 2021 – 2030
(Quy hoạch huyện Thọ Xuân)
Xem thêm : Bản đồ quy hoạch sử dụng đất huyện Thọ Xuân mới nhất