Phương án quy hoạch xây dựng vùng huyện Vĩnh Lộc (Thanh Hóa) thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn năm 2045.
Phạm vi, tính chất, hướng phát triển trọng tâm
Phạm vi: Gồm toàn bộ địa giới huyện Vĩnh Lộc, diện tích tự nhiên 157,22 km2; giới hạn cụ thể như sau:
- Phía Bắc giáp huyện Thạch Thành;
- Phía Nam giáp huyện Yên Định;
- Phía Tây giáp huyện Cẩm Thuỷ;
- Phía Đông là huyện Hà Trung.
Tính chất: Là điểm đầu kết nối các miền di sản thế giới của khu vực Bắc Trung Bộ, là điểm bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di sản thế giới, phát triển công nghiệp nhẹ và nông nghiệp công nghệ cao, tập trung của tỉnh.
Hướng phát triển trọng tâm: Phát triển du lịch với các sản phẩm du lịch văn hóa, di sản và sinh thái, đặc biệt là bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ.
Phát triển nông nghiệp sạch, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và chăn nuôi; phát triển công nghiệp nhẹ (may mặc, da giày), làng nghề và tiểu thủ công nghiệp kết hợp với du lịch trải nghiệm, làng nghề.
Bố trí, sắp xếp hệ thống các thị trấn, trung tâm cụm xã
Thị trấn Vĩnh Lộc: Là thị trấn huyện lỵ, đô thị cận di sản; diện tích tự nhiên 1.514,90ha, dân số dự báo đến năm 2030 khoảng 20.000 người.
Đô thị Bồng: Là đô thị loại V, trung tâm tiểu vùng phía Đông sông Bưởi; diện tích 3.339,20 ha, dân số dự báo đến năm 2030 khoảng 22.000 người.
Phát triển dân cư nông thôn theo Chương trình phát triển nông thôn mới, xây dựng các trung tâm xã, các điểm dân cư mới tạo động lực mới phát triển kinh tế xã hội cho khu vực nông thôn.
Định hướng phát triển hạ tầng kinh tế, xã hội
Định hướng phát triển hạ tầng xã hội
Ổn định vị trí các công trình hành chính, giáo dục theo hiện trạng, có bố trí quỹ đất dự phòng để mở rộng khi có nhu cầu cụ thể.
Cơ bản ổn định các cơ sở y tế hiện có, nâng cấp mở rộng đảm bảo nhu cầu sử dụng khoảng 350 giường, quy mô diện tích xây dựng bệnh viện khoảng 2,0ha.
Xây dựng hoàn chỉnh các thiết chế văn hóa, thể thao cấp huyện, tiểu vùng và cấp xã đạt tiêu chuẩn trên cơ sở bố trí lại công năng các công trình hiện có và đầu tư xây dựng mới.
Định hướng phát triển hạ tầng kinh tế
Phát triển không gian du lịch gồm: Cụm du lịch tìm hiểu văn hóa lịch sử Thành Nhà Hồ; Cụm du lịch tìm hiểu văn hoá lịch sử thời chúa Trịnh; Cụm danh thắng núi Kim Sơn; Cụm danh thắng núi Xuân Đài, các làng nghề truyền thống, quy hoạch khu du lịch hồ Mang Mang…
Hạ tầng thương mại: Duy trì và nâng cấp 9 chợ hiện có, xây dựng thêm 01 chợ dân sinh đạt tiêu chuẩn chợ hạng III tại xã Vĩnh Long. Xây dựng các trung tâm thương mại, siêu thị cấp vùng tại các trung tâm tiểu vùng thị trấn huyện và đô thị Bồng; các vị trí thuận lợi dọc theo các trục trung tâm đô thị, trục phát triển kinh tế vùng.
Hạ tầng phát triển công nghiệp: Phát triển 02 CCN gồm: CCN Vĩnh Hòa (mở rộng từ 35 ha lên 72,8 ha), bổ sung mới CNN Minh Tân (30 ha); tổng diện tích đất khoảng 102,8 ha.
Quy hoạch hạ tầng giao thông huyện Vĩnh Lộc
Phát triển các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ theo phương án quy hoạch giao thông của tỉnh; nâng cấp, cải tạo hoặc xây dựng mới các tuyến đường huyện kết nối các xã trong huyện và huyện Vĩnh Lộc với các đô thị, khu lịch lân cận.
Đầu tư xây dựng mới 1 bến xe khách (bến xe Vĩnh Hùng), di dời 1 bến xe khách hiện có (bến xe Vĩnh Tiến) đến vị trí mới do vị trí hiện tại không còn phù hợp trong thời gian tới.
Phát triển đường thủy gồm 02 tuyến sông Mã và sông Bưởi; bổ sung bến tổng hợp Cầu Công, công suất 50.000 tấn/năm và 03 bến hành khách phục vụ các tour tham quan du lịch bằng đường thủy, gồm:
- Bến Nhâm thôn xã Vĩnh An,
- Bến Bồng Thượng xã Vĩnh Hùng,
- Bến Nhân Lộ thị trấn Vĩnh Lộc.
BẢN ĐỒ QH THANH HÓA 2021 – 2030
(Quy hoạch huyện Vĩnh Lộc)
Xem thêm : Bản đồ quy hoạch sử dụng đất huyện Vĩnh Lộc (Thanh Hóa)
Ngân Hàng cho vay tiêu dùng, bất động sản, phát hành thẻ 100 triệu tại TP Hà Nội
LIÊN HỆ MR. QUANG
0934.569.938 (ZALO 247)