Quy hoạch đô thị thành phố Hải Phòng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 bao gồm Đồ Sơn, Dương Kinh, Hải An, Hồng Bàng, Kiến An, Lê Chân, Ngô Quyền, An Dương, An Lão, Bạch Long Vĩ, Cát Hải, Kiến Thụy, Thủy Nguyên, Tiên Lãng, Vĩnh Bảo.
Định hướng về phân bố, phân vùng không gian
Không gian Hải Phòng được chia thành 08 vùng đặc trưng.
(1). Vùng I: đô thị trung tâm hiện hữu mật độ cao ven bờ Nam sông Cấm, phát triển mở rộng về phía Bắc khu vực Thủy Nguyên (Thành phố Thủy Nguyên) và về phía Nam khu vực Quận Hải An, quận Dương Kinh, quận Đồ Sơn.
Các định hướng về không gian
Đối với khu phố Pháp Hải Phòng: Khu phố Pháp Hải Phòng và phụ cận là trung tâm cấp thành phố; được khoanh vùng bảo vệ và duy trì cấu trúc không gian kiến trúc cảnh quan; bảo tồn các di sản kiến trúc đô thị; thúc đẩy hoạt động văn hoá, sáng tạo, nghệ thuật, thương mại, du lịch, giải trí, đi bộ; kiểm soát công trình cao tầng và mật độ xây dựng không ảnh hưởng đến cấu trúc di sản đô thị.
Đối với khu dân cư hiện hữu: hiện đại hoá và hoàn thiện hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kĩ thuật, cải tạo chỉnh trang kiến trúc cảnh quan đường phố đô thị; tái thiết khu chung cư cũ theo hướng hiện đại, tiện nghi theo hướng xây dựng cao tầng, dành không gian dưới mặt đất phát triển vườn hoa, bãi đỗ xe và dịch vụ đô thị; trong khu dân cư thấp tầng cũ khuyến khích sáng kiến cộng đồng nâng cấp môi trường cảnh quan đô thị.
Đối với các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm, cảng công nghiệp, trụ sở hành chính, cơ sở đào tạo, y tế, đất nông nghiệp không phù hợp sẽ điều chỉnh các chức năng sử dụng đất, di dời ra các bên ngoài; ưu tiên chuyển đổi thành các công trình có chức năng hỗn hợp như: văn hoá, thương mại, dịch vụ, du lịch, giải trí, nhà ở, vườn hoa cây xanh và công trình dịch vụ an sinh xã hội phục vụ khu dân cư; khuyến khích phát triển công trình cao tầng khi có đủ điều kiện về hạ tầng đô thị.
Phục hồi hệ sinh thái các sông nhỏ và kênh rạch, tăng cường cây xanh và mặt nước kết nối khu dân cư với sông Cấm và sông Lạch Tray tạo môi trường sống đô thị thân thiện với thiên nhiên khuyến khích xe đạp, đi bộ. Dành quỹ đất hai bên các tuyến đường chính (Lạch Tray, Lê Hồng Phong, Hồ Sen – Cầu Rào) phát triển giao thông công cộng và công trình ngầm đô thị.
Đối với khu vực đô thị quận Dương Kinh: hình thành đô thị đa chức năng mới hiện đại kết nối với trung tâm lõi đô thị bằng hành lang giao thông tốc độ nhanh (đường Phạm Văn Đồng, đường Lạch Tray). Phát triển thương mại, dịch vụ, giáo dục, y tế … giảm tải cho khu vực đô thị nội đô lịch sử tạo dựng không gian văn hoá, nghệ thuật, giải trí cộng đồng quy mô lớn hướng ra biển Hải Phòng; khuyến khích phát triển dự án đô thị mới theo mô hình tổ hợp đô thị – dịch vụ tổng hợp – đào tạo – nghiên cứu khoa học; khuyến kích phát triển nhà ở cao tầng và chuyển đổi khu dân cư hiện hữu từ nhà ở đơn lẻ thấp tầng sang cao tầng.
Đối với khu vực đô thị quận Đồ Sơn: thúc đẩy và tái phát triển quận Đồ Sơn thành trung tâm mới về du lịch, giải trí, thể thao mang tầm vóc quốc tế; cải thiện kiến trúc cảnh quan môi trường đoạn từ mũi Đồ Sơn đến cửa sông Văn Úc; cải thiện hạ tầng trung tâm quận hiện hữu; khuyến kích phát triển dự án đô thị mới theo mô hình tổ hợp đô thị – dịch vụ – văn hoá – TDTT – vui chơi giải trí.
(2). Vùng II: Khu vực đô thị mở rộng phía Bắc sông Cấm (vùng trung tâm TP. Thủy Nguyên trong tương lai).
Các định hướng về không gian
Đối với đô thị mới Bắc sông Cấm: hình thành đô thị mới hiện đại và thân thiện; xây dựng trung tâm hành chính, chính trị thành phố gắn với các khu nhà ở và các trung tâm thương mại dịch vụ mới; phát triển trung tâm đào tạo và nghiên cứu ứng dụng kĩ thuật cao; khuyến khích phát triển công trình cao tầng, dành quỹ đất cho cây xanh, mặt nước và không gian văn hoá cộng đồng. Đảo Vũ Yên phát triển đô thị sinh thái thấp tầng hài hoà với cảnh quan sông nước.
Đối với khu dân cư hiện hữu: cải tạo mở rộng thị trấn Núi Đèo, xây dựng mới trung tâm hành chính thành phố mới Thuỷ Nguyên. Phục hồi hệ sinh thái sông Giá, sông Bạch Đằng, sông Cấm, vùng núi phía Bắc huyện Thuỷ Nguyên khai thác du lịch và kết nối với không gian xanh đô thị Bắc sông Cấm.
Dành quỹ đất trên các trục đường chính xây dựng trung tâm logistic cấp vùng, dịch vụ hỗ trợ công nghiệp, dịch vụ đào tạo nghề, dịch vụ y tế trung cao cấp.
Hình thành các khu công nghiệp, tổ hợp sản xuất công nghiệp, dịch vụ logistic hai bên tuyến đường vành đai 3 kết nối với cảng Đình Vũ, Lạch Huyện.
(3). Vùng III: Trung tâm đô thị du lịch biển, cảng, dịch vụ hàng hải phía Nam Đồ Sơn.
Các định hướng về không gian
Xây dựng mở rộng không gian vảngvề phía biển và ưu tiên quỹ đất phát triển cảng, công nghiệp, dịch vụ logistic, thương mại tự do, dịch vụ du lịch. Hình thành khu đô thị mới có hạ tầng đô thị đồng bộ, hiện đại phục vụ nhu cầu tái định cư tại chỗ cho toàn bộ dân cư, và một phần lao động trong khu công nghiệp, cảng.
Phát triển công nghiệp, dịch vụ logistic, thương mại tự do, ưu tiên quỹ đất để hình thành Tổ hợp nhà máy điện khí LNG và hệ thống cảng, kho cảng (gồm cảng LNG, cảng tổng hợp, cảng chuyên dụng và cảng hàng lỏng…).
(4). Vùng IV: Khu vực đô thị mới tập trung ven khu vực trung tâm, gắn với hành lang xanh hai bên sông Lạch Tray và phía Bắc sông Văn Úc; khu vực đô thị mở rộng phía Nam và Đông Nam.
Các định hướng về không gian
Trung tâm mới cấp thành phố, trọng tâm là khu thương mại tài chính tại quận Hải An và Dương Kinh: hình thành trung tâm động lực mới đa chức năng gồm các dịch vụ hàng hải, thương mại, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, nhà ở…
Nhà ga đường sắt cao tốc Hà Nội – Hải Phòng phát triển theo mô hình TOD (mô hình phát triển đô thị gắn với giao thông công cộng); phát triển nhà ở chuyên gia, tổ hợp đào tạo và nghiên cứu công nghệ cao gắn với Khu công nghiệp Nam Đình Vũ; khuyến khích xây dựng thành tổ hợp công trình cao tầng hướng ra biển Hải Phòng.
Đối với khu vực đô thị quận Hải An: Trong giai đoạn trước mắt khi chưa có điều kiện xây dựng đường hầm qua sân bay Cát Bi; khuyến khích phát triển dự án theo mô hình tổ hợp đô thị – dịch vụ tổng hợp – logistic – công nghiệp; dành quỹ đất xung quanh đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng và nút giao giữa đường chính đô thị với cao tốc Hà Nội – Hải Phòng phát triển dịch vụ, logistic, công nghiệp gắn với cảng Đình Vũ, Lạch Huyện;
Đối với khu vực đô thị quận Dương Kinh: hình thành đô thị đa chức năng mới hiện đại kết nối với trung tâm lõi đô thị bằng hành lang giao thông tốc độ nhanh (đường Phạm Văn Đồng, đường Lạch Tray).
Phát triển thương mại, dịch vụ, giáo dục, y tế … giảm tải cho khu vực đô thị nội đô lịch sử tạo dựng không gian văn hoá, nghệ thuật, giải trí cộng đồng quy mô lớn hướng ra biển Hải Phòng; khuyến khích phát triển dự án đô thị mới theo mô hình tổ hợp đô thị – dịch vụ tổng hợp – đào tạo – nghiên cứu khoa học; khuyến kích phát triển nhà ở cao tầng và chuyển đổi khu dân cư hiện hữu từ nhà ở đơn lẻ thấp tầng sang cao tầng.
Đối với khu vực đô thị quận Đồ Sơn: thúc đẩy và tái phát triển quận Đồ Sơn thành trung tâm mới về du lịch, giải trí, thể thao mang tầm vóc quốc tế; cải thiện kiến trúc cảnh quan môi trường đoạn từ mũi Đồ Sơn đến cửa sông Văn Úc; cải thiện hạ tầng trung tâm quận hiện hữu; khuyến kích phát triển dự án đô thị mới theo mô hình tổ hợp đô thị – dịch vụ – văn hoá – TDTT – vui chơi giải trí.
Đối với khu vực đô thị quận Kiến An: Hiện đại hoá khu dân cư hiện hữu, nâng cấp hạ tầng đô thị, bổ sung nhà ở và chức năng đô thị giảm tải cho khu vực đô thị nội đô lịch sử. Hình thành công viên sinh thái giải trí cấp vùng gắn hành hành lang bảo vệ sông Đa Độ.
Đối với khu vực đô thị huyện Kiến Thuỵ: Từng bước xây dựng huyện Kiến Thuỵ cơ bản đạt các tiêu chí thành lập quận vào năm 2030; hình thành dải đô thị mới, nhà ở công nhân, nhà ở xã hội dọc sông Văn Úc gắn với hành lang công nghiệp; cải thiện hạ tầng thị trấn Núi Đối; tăng cường các dịch vụ an sinh xã hội phục vụ cư dân làng xóm cũ và khu nhà ở mới; khuyến khích phát triển dự án đô thị mới theo mô hình tổ hợp nhà ở – dịch vụ – công nghiệp – đào tạo nghề.
(5). Vùng V: Vùng chuỗi đô thị vành đai phát triển đô thị công nghiệp, dịch vụ công nghiệp gắn với hạ tầng giao thông đối ngoại, kết hợp với khu vực nông thôn mật độ thấp, làng xóm sinh thái và là không gian dự trữ cho phát triển cùa thành phố trong tương lai.
Các định hướng về không gian
Cải thiện môi trường cảnh quan khu dân cư đan xen trong khu công nghiệp:, bố trí đủ cây xanh cách ly giữa khu dân cư và Khu công nghiệp; trên các tuyến Quốc lộ10, Quốc lộ 5 đảm bảo đủ hành lang an toàn đường bộ và quỹ đất phát triển trung tâm dịch vụ logistic, trung tâm hỗ trợ công nghiệp.
Mở rộng không gian thị trấn An Dương về phía Nam, khuyến khích phát triển dự án đô thị mới theo mô hình tổ hợp nhà ở – dịch vụ – y tế – nghiên cứu khoa học. Phát triển thương mại dịch vụ đa chức năng trên tuyến đường WB. Phát triển đô thị đảm bảo duy trì đa dạng sinh thái Sông Rế.
(6). Vùng VI: Vùng đô thị sinh thái phía Bắc thành phố Thủy Nguyên.
Các định hướng về không gian
Xây dựng đô thị sinh thái xanh hiện đại và thân thiện, từng bước phủ xanh thành phố bằng cây xanh và mặt nước với sự tham gia của cộng đồng cư dân toàn thành phố để bảo vệ hệ sinh thái đặc sắc vùng cửa biển, làm cơ sở phát triển hạ tầng xanh đô thị.
Tạo môi trường xanh – sạch đáp ứng nhu cầu giải trí, lối sống thịnh vượng của dân cư trong tương lai, để Hải Phòng thực sự là điểm đến hấp dẫn doanh nghiệp, nhân tài và du khách.
Không gian xanh thành phố Hải Phòng được tạo lập dựa trên các yếu tố đặc điểm cảnh quan tự nhiên, cấu trúc đô thị, mối quan hệ giữa các khu chức năng đô thị, nhu cầu tăng cường chất lượng sống trong đô thị, đô thị thích ứng với biến đổi khí hậu.
(7). Vùng VII: Vùng đô thị sinh thái gắn với công nghiệp, dịch vụ logistic phía Nam sông Văn Úc có động lực là đô thị sân bay Tiên Lãng.
Các định hướng về không gian
Xây dựng đô thị mới đô thị Hùng Thắng phù hợp với tiến trình xây dựng sân bay mới Tiên Lãng. Phát triển hệ thống cảng sông Văn Úc, công nghiệp và logistics. Mở rộng không gian đa dạng sinh thái cửa sông Văn Úc về phía vùng biển nông, tạo quỹ đất mới xây dựng đô thị sân bay. Vùng cửa sông Văn Úc phát triển cảng Nam Đồ Sơn.
(8). Vùng VIII: Vùng đô thị sinh thái gắn với bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, phát triển du lịch dịch vụ huyện Cát Hải.
Các định hướng về không gian
Đối với đảo Cát Hải: mở rộng không gian đảo về phía biển và ưu tiên quỹ đất phát triển cảng quốc tế Lạch Huyện, công nghiệp, dịch vụ logistic, thương mại tự do, dịch vụ du lịch. Hình thành khu đô thị mới có hạ tầng đô thị đồng bộ, hiện đại phục vụ nhu cầu tái định cư tại chỗ cho toàn bộ dân cư trên đảo, và một phần lao động trong khu công nghiệp, cảng Lạch Huyện.
Đối với đảo đảo Cái Tráp: phát triển công nghiệp, dịch vụ logistic, thương mại tự do, ưu tiên quỹ đất để hình thành Tổ hợp nhà máy điện khí LNG và hệ thống cảng, kho cảng (gồm cảng LNG, cảng tổng hợp, cảng chuyên dụng và cảng hàng lỏng…).
Đối với đảo Cát Bà – Long Châu (E2): Vùng lõi chỉnh trang khu dân cư cũ và các cụm nhà nổi trên vịnh Lan Hạ phục vụ du lịch sinh thái; kiểm soát chặt chẽ các hoạt động xây dựng trong vùng lõi để không ảnh hưởng đến di sản thiên nhiên.
Vùng đệm thuộc khu vực phía Tây đảo Cát Bà và Gia Luận, phát triển đô thị – dịch vụ – du lịch chất lượng cao, gắn với mục đích bảo vệ môi trường, tăng trưởng xanh. Mở rộng không gian thị trấn Cát Bà phục vụ nhu cầu du lịch và quản lý vườn quốc gia.
Các khu vực đất nông nghiệp và rừng sản xuất hoang hoá, khuyến khích chuyển đổi sang mô hình công viên chuyên đề kết hợp du lịch cộng đồng.
Phát triển đô thị du lịch Cát Bà, đô thị du lịch mới Phù Long, trung tâm du lịch quốc tế và bảo tồn đa dạng sinh thái biển đảo. Phát triển đô thị, công nghiệp, cảng đảm bảo duy trì đa dạng sinh thái tại cửa nam Triệu, đảo Cái Tráp, cửa Gia Luận.
Định hướng về phân loại đô thị TP Hải Phòng
Căn cứ định hướng phát triển kinh tế – xã hội thành phố Hải Phòng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; thực trạng phát triển đô thị và định hướng phát triển đô thị theo Điều chỉnh Quy hoạch chung Thành phố Hải Phòng đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050; phương án phát triển hệ thống đô thị vùng thành phố Hải Phòng giai đoạn năm 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 như sau:
Giai đoạn 2021-2030: Thành phố Hải Phòng là Thành phố đô thị loại I trực thuộc TƯ. Hệ thống đô thị toàn thành phố gồm:
a) Khu vực nội thành, nội thị
Khu vực nội thành hiện hữu: quận Hồng Bàng, Lê Chân, Ngô Quyền; Hải An, Dương Kinh, Kiến An, Đồ Sơn.
Khu vực đô thị mở rộng về phía Tây: huyện An Dương, từng bước xây dựng huyện An Dương cơ bản đạt tiêu chí thành lập quận vào năm 2025.
Khu vực đô thị mở rộng phía Nam: huyện Kiến Thụy, từng bước xây dựng huyện Kiến Thụy cơ bản đạt tiêu chí thành lập quận.
Như vậy, đến năm 2030, nội thị của Thành phố Hải Phòng sẽ bao gồm 9 quận trong đó có 7 quận hiện hữu: Hồng Bàng, Ngô Quyền, Lê Chân, Hải An, Kiến An, Đồ Sơn, Dương Kinh và 2 quận dự kiến thành lập mới: An Dương, Kiến Thụy.
Dự báo quy mô dân số: đến năm 2030: Dân số khu vực đô thị trung tâm khoảng 1.500.00 – 1.600.000 người. Đất xây dựng đô thị: Năm 2030: khoảng 19.900 ha. – 01 đô thị loại III: Thành phố Thủy Nguyên trực thuộc Thành phố Hải Phòng.
Dự báo quy mô dân số: đến năm 2030: Dân số toàn thành phố khoảng 550.000 – 600.000 người, trong đó dân số nội thị khoảng 400.000 người. Dự báo đất xây dựng đô thị: Năm 2030: khoảng 6.000ha.
– 04 đô thị loại IV:
Thị trấn Vĩnh Bảo (mở rộng): Dự báo quy mô dân số: khoảng 6,0 – 6,7 vạn người; quy mô đất xây dựng khoảng 650 – 900 ha (không bao gồm khu vực công nghiệp).
Thị trấn Tiên Lãng (mở rộng): Dự báo quy mô dân số khoảng 6,0 – 6,5 vạn người; quy mô đất xây dựng khoảng 650 – 900 ha (không bao gồm khu vực công nghiệp).
Thị trấn An Lão: dự báo dân số khoảng 4,5 – 5,0 vạn người; Đất xây dựng khoảng 600 – 800 ha (không bao gồm khu vực công nghiệp).
Thị trấn Cát Bà: dự báo dân số khoảng 7,0 – 7,5 vạn người; Đất xây dựng khoảng 750 – 850 ha.
– 09 đô thị loại V:
Thị trấn Trường Sơn (huyện An Lão): dự báo quy mô dân số khoảng 1,5 – 2,0 vạn người; quy mô đất xây dựng khoảng 200 – 300ha.
Thị trấn Minh Đức: dự kiến phát triển thành phường của Thành phố Thủy Nguyên tương lai
Đô thị mới Quảng Thanh: dự kiến phát triển thành phường của Thành phố Thủy Nguyên tương lai.
Đô thị mới Lưu Kiếm: dự kiến phát triển thành phường của Thành phố Thủy Nguyên tương lai.
Đô thị mới Tam Cường (huyện Vĩnh Bảo): dự báo quy mô dân số khoảng 1,5 – 2,0 vạn người; quy mô đất xây dựng khoảng 200 – 300 ha (không bao gồm khu vực công nghiệp.
Đô thị mới Hùng Thắng (huyện Tiên Lãng): Dự báo quy mô dân số khoảng 3,5 – 3,7 vạn người; Quy mô đất xây dựng khoảng 500 – 700 ha (không bao gồm khu vực công nghiệp), tương lai trở thành trung tâm đô thị sân bay và nhập vào không gian đô thị Tiên Lãng lên Thị xã.
Đô thị mới Cát Hải (huyện Cát Hải): Dân số khoảng 1,9 – 2,2 vạn người; Đất xây dựng khoảng 160 – 180 ha.
Đô thị mới Xuân Đám (huyện Cát Hải): Dân số khoảng 1,0 – 1,5 vạn người; Đất xây dựng khoảng 150 – 200 ha.
Đô thị mới Phù Long (huyện Cát Hải): Dân số khoảng 1,0 – 1,5 vạn người; Đất xây dựng khoảng 150 – 200 ha.
Định hướng phát triển hệ thống đô thị – nông thôn thành phố Hải Phòng được lập vào giai đoạn năm 2021-2030 tầm nhìn đến năm 2050, do vậy việc nghiên cứu, đánh giá để đưa ra các mục tiêu và giải pháp thực hiện tập trung chủ yếu cho các đô thị có khả năng hình thành mới hoặc được nâng lên loại cao hơn đến năm 2030 và xem xét một số đô thị giai đoạn tầm nhìn đến 2050; là cơ sở để hình thành các nhóm giải pháp tập trung trong giai đoạn 2021-2030 và danh mục các dự án ưu tiên đầu tư.
Tổng hợp bởi Duan24h.net
Ngân Hàng cho vay tiêu dùng, bất động sản, phát hành thẻ 100 triệu tại TP Hà Nội
LIÊN HỆ MR. QUANG
0934.569.938 (ZALO 247)