Quy hoạch phát triển hệ thống giao thông tỉnh Vĩnh Long thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 bao gồm đường bộ, đường thủy, đường sắt.
Thực trạng giao thông tỉnh Vĩnh Long
Giao thông đường bộ
Quốc lộ 1: Đoạn qua tỉnh Vĩnh Long dài 25,0 km, điểm đầu cầu Mỹ Thuận; điểm cuối giao QL.54 tại đường lên xuống bến phà Cần Thơ cũ.
Tuyến tránh TP.Vĩnh Long: Dài 7,3 km, điểm đầu km 2032+020-QL.1; điểm cuối km 2042+150.
Đường vào cầu Cần Thơ: Dài4,9 km, điểm đầu km 2061+150; điểm cuối cầu Cần Thơ.
Quốc lộ 53: Đoạn tuyến đi qua địa bàn tỉnh Vĩnh Long dài 47,0 km, điểm đầu tại km 2033+800-QL.1; điểm cuối cầu Mây Tức (giáp ranh tỉnh Trà Vinh), hiện trạng mặt BTN, rộng 7m, nền 9m, chất lượng tốt.
Quốc lộ 54: Đoạn qua địa bàn tỉnh Vĩnh Long dài 49,0km, điểm đầu cầu Xã Hời, điểm cuối cầu Mẹt, hiện trạng mặt BTN, rộng 5-7m, nền 7-12m, chất lượng tốt.
Quốc lộ 57: Đoạn qua địa bàn tỉnh Vĩnh Long dài 7,5 km, điểm đầu ngã tư Đồng Quê; điểm cuối cầu Mương (giáp ranh tỉnh Bến Tre).
Quốc lộ 80: Đoạn qua địa bàn tỉnh Vĩnh Long dài 3,7 km, điểm đầu cầu Mỹ Thuận, điểm cuối cầu Cái Gia Nhỏ (giáp ranh tỉnh Đồng Tháp). Hiện trạng, mặt BTN, 4 làn xe (2 làn xe cơ giới + 2 làn xe thô sơ) rộng 11m, nền 12m, chất lượng tốt.
Hệ thống đường tỉnh
Sắp triển khai Nhà ở xã hội K Home New City (TP mới Bình Dương),bao gồm căn hộ và nhà phố tìm hiểu thêm thông tin dự và điều kiện mua, trả góp, liên hệ 0888 266 898 (Ms Ngoan, cập nhật lúc 12:28 PM, 17/09/2024)
Gồm 10 tuyến với tổng chiều dài 295,27 km, tỷ lệ nhựa (cứng) hóa đạt 100%. Cụ thể như sau:
- ĐT.901: Dài 50 km, điểm đầu chợ Tích Thiện; điểm cuối giao ĐT.902.
- ĐT.902: Dài 33 km, điểm đầu cầu Thiềng Đức; điểm cuối trường tiểu học Trung Thành Tây.
- ĐT.903: Dài 12 km, điểm đầu tại km 11+289-QL.53; điểm cuối tại km 19+670-ĐT.902
- ĐT.904: Dài 26,9 km, điểm đầu tại km 13+568-QL.53; điểm cuối tại km 65+450-QL.54.
- ĐT.905: Dài 15,0 km, điểm đầu tại km 2054+911-QL.1; điểm cuối tại km 13+200-ĐT.904.
- ĐT.906: Dài 17 km, điểm đầu tại km 6+584-QL.53; điểm cuối tại km 83+700-QL.54.
- ĐT.907: Dài 67,9 km, điểm đầu tại km 70+968-QL.54; điểm cuối giao ĐH.61.
- ĐT.908: Dài 29 km, điểm đầu tại km 2049+200-QL.1; điểm cuối tại km 33+295-QL.54.
- ĐT.909: Dài 38,9 km, điểm đầu giao ĐT.902 (Mỹ An); điểm cuối giao QL.54 (ấp Đông Hòa 2).
- ĐT.910: Dài 9,6 km, điểm đầu giao đường Nguyễn Văn Thảnh; điểm cuối tại km 14+307-ĐT.908.
Hệ thống đường chuyên dùng do tỉnh quản lý
Gồm có 7 tuyến với tổng chiều dài 11,92 km, tỷ lệ nhựa (cứng) hóa đạt 100%. Cụ thể như sau:
- Đ.vào cảng Bình Minh: Dài 2 km, điểm đầu giao QL.54; điểm cuối cảng Bình Minh.
- Đ.gom KCN Hòa Phú: Dài 3 km, hiện trạng, mặt BTN, rộng 6m, nền 9m, chất lượng trung bình.
- Đ.nối Phạm Hùng đến Võ Văn Kiệt: Dài 0,6 km, điểm đầu giao Đ.Phạm Hùng; điểm cuối giao Đ.Võ Văn Kiệt.
- Đ.từ QL.1-bờ sông Cổ Chiên và đường vào nhà máy bia: Dài 0,7 km, điểm đầu giao QL.1; điểm cuối nhà máy bia Sài Gòn.
- Đ.từ QL.1 đến nhà máy bia: Dài 0,1 km, điểm đầu giao QL.1; điểm cuối nhà máy bia Sài Gòn.
- Đ.QL.1 chuyển về: Dài 3,7 km.
- Đường vào KCN Bình Minh: dài 1,86km.
Giao thông đường thủy nội địa
Các sông do Trung Ương quản lý: Gồm sông Tiền, sông Hậu, sông Cổ Chiên và sông Mang Thít với tổng chiều dài 215 km. Cụ thể như sau:
– Sông Tiền: Là một nhánh của sông Mê Kông chảy trên lãnh thổ Việt Nam. Nhánh sông Tiền chảy qua lãnh thổ Việt Nam dài 230 km, qua các tỉnh Đồng Tháp, An Giang, Tiền Giang, Vĩnh Long, Bến Tre và Trà Vinh.
Đến TP.Vĩnh Long, sông Tiền tách ra thành hai nhánh là sông Tiền và sông Cổ Chiên. Nhánh sông Tiền đi qua tỉnh Vĩnh Long dài 19,0 km, điểm đầu giáp ranh tỉnh Đồng Tháp chảy qua TP.Vĩnh Long, cù lao An Bình (huyện Long Hồ); điểm cuối giáp ranh tỉnh Bến Tre.
Đoạn tuyến đạt cấp kỹ thuật loại đặc biệt, chiều rộng lòng sông từ 600-1.800m, độ sâu trung bình 10-15m, có nơi sâu đến 27m, cho phép tàu có tải trọng 10.000 tấn, sà lan 2.400 tấn đi qua. Đây là tuyến giao thông thủy quan trọng không chỉ của Vĩnh Long mà còn của khu vực ĐBSCL, có thể nối từ cửa Tiểu, cửa Đại đến Campuchia.
– Sông Hậu: Là một trong hai nhánh của sông Cửu Long, có chiều dài 220 km, điểm đầu từ xã An Khánh, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang chảy gần như song song với sông Tiền qua các tỉnh, thành: An Giang, Cần Thơ, Hậu Giang, Vĩnh Long, Trà Vinh, Sóc Trăng và đổ ra biển Đông qua cửa Tranh Đề và cửa Định An.
Đoạn tuyến đi qua địa phận tỉnh Vĩnh Long dài 75 km, bắt đầu từ huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long nơi tiếp giáp với tỉnh Đồng Tháp chảy dọc qua các huyện Bình Minh, Tam Bình, Trà Ôn và điểm cuối giáp ranh tỉnh Trà Vinh.
Đoạn tuyến có chiều rộng từ 1.500-3.000 m, chiều sâu trung bình từ 15-30 m, đạt cấp kỹ thuật loại đặc biệt, cho phép tàu có tải trọng 10.000 tấn, sà lan 2.400 tấn đi qua. Đây là tuyến giao thông thủy quan trọng của cả vùng ĐBSCL, giúp cho việc vận chuyển nội vùng và với TP.Hồ Chí Minh, Campuchia được thuận lợi.
– Sông Cổ Chiên: Là một phân lưu của sông Tiền, chảy qua các tỉnh: Vĩnh Long, Trà Vinh, Bến Tre. Tuyến có chiều dài 182 km, làm thành ranh giới tự nhiên giữa các tỉnh Vĩnh Long với Bến Tre, Trà Vinh với Bến Tre.
Điểm đầu từ TP.Vĩnh Long, chảy theo hướng Tây Bắc-Đông Nam, đổ ra biển Đông qua hai cửa sông là cửa Cung Hầu và cửa Cổ Chiên. Tuyến đi qua địa phận tỉnh Vĩnh Long dài 71 km, điểm đầu tại ngã ba sông Cổ Chiên-sông Tiền thuộc TP.Vĩnh Long chảy qua các huyện Long Hồ, Mang Thít, Vũng Liêm; điểm cuối giáp với tỉnh Trà Vinh.
Sông có chiều rộng từ 800-2.500 m, sâu từ 20-40 m, đạt cấp kỹ thuật loại đặc biệt. Đây là tuyến giao thông không những cho vận chuyển hàng hóa của tỉnh với các tỉnh lân cận mà còn quan trọng đối với vận chuyển khách du lịch qua cù lao An Bình.
– Sông Mang Thít: Là một nhánh của sông Hậu, nối liền sông Tiền và sông Hậu, không chỉ là tuyến đường thủy quan trọng của cả ĐBSCL mà còn có trữ lượng thủy sản lớn, cung cấp nguồn phù sa dồi dào đồng thời cung cấp diện tích mặt nước cho nghề nuôi cá bè đạt năng suất cao.
Sông là ranh giới tự nhiên giữa các huyện Tam Bình và Mang Thít ở bờ Bắc với các huyện Trà Ôn và Vũng Liêm ở bờ Nam. Tuyến nằm trên địa phận tỉnh Vĩnh Long, điểm đầu từ ngã ba sông Cổ Chiên đến ngã ba rạch Trà Ôn có chiều dài 50,0 km, rộng 130m, sâu từ 10-20m, đạt tiêu chuẩn sông cấp III.
Các sông do Tỉnh quản lý: Gồm 25 tuyến sông, kênh, rạch cụ thể như sau:
Stt | Tên sông, kênh | Phạm vi | Dài (km) | Cấp kỹ thuật | |
Điểm đầu | Điểm cuối | ||||
1 | Sông Mỹ Thuận | Giao với Kinh Rạch Sâu tỉnh Đồng Tháp | Giao với sông Cái Vồn Lớn và kênh Chà Và | 10,50 | VI |
2 | Sông Cái Vồn Nhỏ | Giao với sông Cái Vồn Lớn | Giao với sông Hậu | 14,55 | IV |
3 | Sông Long Hồ | Giao với sông Cổ Chiên tại bến chợ phường 1 – TXVL | Giao với sông Cái Sao và sông Hoà Tịnh tại thị trấn Long Hồ | 8,50 | II |
4 | Sông Cái Sao | Giao với sông Long Hồ và sông Hoà Tịnh tại thị trấn Long Hồ | Giáp sông Cái Ngang | 5,90 | IV |
5 | Sông Cái Ngang | Giáp sông Cái Sao | Giao với sông Ba kè Và sông Ba Càng tại thị tứ Cái Ngang | 6,10 | IV |
6 | Sông Ba Kè | Giao với sông Cái Ngang và sông Ba Càng | Giao sông Mang Thít | 9,50 | II |
7 | Sông Cái Cá | Giao với sông Cổ Chiên tại cầu Cái Cá | Giáp sông Đội Hổ | 4,50 | IV |
8 | Sông Đội Hổ | Giáp sông Cái Cá | Giao với kênh Bu Kê và sông Cái Cam tại cầu Ông Me Nhỏ | 3,55 | IV |
9 | Sông Bu Kê | Giao với sông Đội Hổ Hổ và sông Cái Cam | Giao với sông Ba Càng | 10,25 | IV |
10 | Rạch Chà Và | Giao với sông Ba Càng | Giáp kênh Chà Và | 2,80 | VI |
11 | Kênh Chà Và | Giáp Rạch Chà Và | Giao với sông Cái Vồn Lớn và sông Mỹ Thuận | 6,80 | IV |
12 | Sông Cái Vồn Lớn | Giao với kênh Chà Và và sông Mỹ Thuận | Giao với sông Hậu | 4,20 | III |
13 | Sông Vũng Liêm | Giao với sông Cổ Chiên | Giáp sông Bưng Trường | 13,70 | IV |
14 | Sông Bưng Trường | Giáp sông Vũng Liêm | Giáp sông Ngãi Chánh | 7,90 | IV |
15 | Sông Ngãi Chánh | Giáp sông Bưng Trường | Giáp sông Trà Ngoa | 8,50 | VI |
16 | Sông Trà Ngoa | Giáp sông Mang Thít | Giáp sông Ngãi Chánh | 14,50 | V |
17 | Sông Cái Cam | Giáp sông Cổ Chiên | Giao với kênh Bu Kê và sông Đội Hổ | 9,65 | VI |
18 | Sông Ba Càng | Giáp rạch Cườm Nga | Giao với sông Ba Kè và sông Cái Ngang | 16,00 | VI |
19 | Sông Mương Lộ | Giao với sông Tiền | Giao với sông Cổ Chiên | 5,75 | V |
20 | Sông Hoà Tịnh | Giao với sông Long Hồ và sông Cái Sao | Giáp sông Bình Hòa | 1,70 | IV |
21 | Sông Bình Hòa | Giáp sông Hòa Tịnh | Giáp sông Thiên Long | 3,10 | IV |
22 | Sông Thiên Long | Giáp sông Bình Hòa | Giáp Rạch Thầy Bao | 3,00 | V |
23 | Rạch Thầy Bao | Giáp sông Thiên Long | Giáp Rạch Cái Mới | 1,40 | V |
24 | Rạch Cái Mới | Giáp rạch Thầy Bao | Giáp sông Cái Nhum | 2,60 | IV |
25 | Sông Cái Nhum | Giáp Rạch Cái Mới | Giao với sông Mang Thít | 4,50 | III |
Tổng | 179,45 |
Giao thông hàng hải
1/. Luồng hàng hải:
– Sông Tiền: Là cửa ngõ ra biển Đông của Vùng ĐBSCL, kết nối trực tiếp với tuyến đường thủy kênh Chợ Gạo (có lưu lượng lớn nhất cả nước). Tàu thuyển có thể từ các cảng biển Mỹ Tho, Đồng Tháp và sang Campuchia.
Luồng hàng hải Sông Tiền có chiều dài 74 km, được giới hạn và hướng dẫn bởi hệ thống báo hiệu hàng hải, độ sâu bằng mét tính từ mực nước “số 0 hải đồ” như sau:
- Đoạn luồng từ phao số “0” đến cống Vàm Kinh (cặp phao số “25”, “26”) có chiều dài 25 km, chiều rộng luồng 80m, độ sâu nhỏ nhất đạt 1,9m.
- Đoạn luồng từ cống Vàm Kinh đến thượng lưu bến cảng Mỹ Tho +500m có chiều dài 49 km, chiều rộng luồng 150m, độ sâu nhỏ nhất đạt 2,6m.
-Sông Hậu: Là cửa ngõ ra biển Đông của Vùng ĐBSCL, trên tuyến có luồng hàng hải Định An-Cần Thơ. Tàu thuyền có thể đi đến với các cảng biển Cần Thơ, An Giang, Đồng Tháp và sang Campuchia. Hiện nay, còn có thêm luồng cho tàu biển trọng tải lớn vào sông Hậu mới được đầu tư xây dựng, đảm bảo tàu tải trọng 10.000 DWT đầy tải và 20.000 DWT giảm tải hoạt động.
2/. Hệ thống cảng, bến hàng hải
– Cảng Vĩnh Long: Nằm ở bờ phải sông Cổ Chiên, thuộc phường 9 TP.Vĩnh Long, có chức năng chủ yếu là bốc xếp hàng hóa (gạo, vật liệu xây dựng…). Tổng diện tích mặt bằng: 23.000m2. Dài 94 hải lí, luồng vào cảng sâu 7m, mớn nước cao nhất cho tàu vào 7m. Có khả năng tiếp nhận tàu 3.000 DWT, công suất 450.000 tấn/năm.
– Cảng Bình Minh: Đây là cảng phục vụ cho cả khu vực ĐBSCL, được xây dựng bên bờ trái sông Hậu tại KCN Bình Minh, thuộc địa bàn ấp Mỹ Hưng 2, xã Mỹ Hòa-TX.Bình Minh. Cảng có vị trí thuận lợi cho đầu tư: Nằm trong địa bàn ảnh hưởng của Vùng kinh tế trọng điểm Vùng ĐBSCL, nằm tiếp giáp với trung tâm kinh tế-chính trị quan trọng của Vùng là thành phố Cần Thơ. Hiện tại cảng hoạt động dưới hình thức liên doanh do công ty cổ phần 620 Châu Thới và công ty cổ phần Hoàng Quân Mê Công khai thác.
Tổng diện tích: 420.000m2, luồng vào cảng sâu 4,2m; mớn nước vao nhất cho tàu ra vào 7m. Cảng có khả năng tiếp nhận tàu có trọng tải 10.000 tấn, công suất bốc dỡ đối với hàng tổng hợp là 1,7 triệu tấn/năm, hàng container là 250.000 TEU/năm.
Quy hoạch giao thông tỉnh Vĩnh Long
Định hướng phát triển hành lang vận tải kết nối liên vùng
Hành lang đường bộ
1/. Hành lang Bắc – Nam: là hàng lang vùng, quốc gia. Hành lang quan trọng của cả nước do QL.1 và cao tốc Bắc-Nam đảm nhận.
2/. Hành lang QL.53 và QL.80: kết nối Tp. Trà Vinh-TP.Vĩnh Long-Tp. Sa Đéc;
3/. Hành lang QL.54: kết nối Trà Vinh-thị xã Bình Minh-Đồng Tháp-Tp. Long Xuyên (qua phà Vàm Cống);
Hành lang đường thủy
Có 4 tuyến vận tải quốc gia đi qua địa bàn tỉnh Vĩnh Long, hướng tuyến đi qua các sông Măng Thít, sông Hậu và sông Cổ Chiên.
– Sông Măng Thít: có 2 tuyến vận tải Quốc gia:
+ Tuyến Sài Gòn-Cà Mau (qua kênh Xà No): dài 336km, từ Ngã 3 kênh Tẻ (TP. Hồ Chí Minh) – Chợ Gạo – Chợ Lách – Trà Ôn – Cần Thơ – Vị Thanh – đến Cảng Cà Mau; Quy hoạch đạt tiêu chuẩn cấp III đường thuỷ nội địa.
+ Tuyến duyên hải Sài Gòn-Cà Mau: dài 367km, từ Ngã 3 kênh Tẻ (TP. Hồ Chí Minh) – Chợ Gạo – Chợ Lách – Trà Ôn – Đại Ngãi – Bạc Liêu – đến Cảng Cà Mau; Quy hoạch đạt tiêu chuẩn cấp III đường thuỷ nội địa.
– Tuyến sông Cổ Chiên: dài 109km, từ ngã 3 sông Tiền (Vĩnh Long) – Trà Vinh – cửa Cổ Chiên: Là tuyến chính cho tàu biển vào các cảng thuộc lưu vực sông Tiền và quá cảnh đến cảng PhNom Penh của Campuchia. Đoạn qua địa bàn tỉnh duy trì tuyến đạt cấp ĐB kỹ thuật đường thủy nội địa, đảm bảo cho tàu 5.000 DWT hoạt động.
– Tuyến sông Hậu (cửa Định An-Biên giới Campuchia): Tuyến chính cho tàu biển ra vào ĐBSCL. Phạm vi hấp dẫn trực tiếp là các tỉnh thuộc tiểu vùng Tây sông Hậu và giữa sông Tiền với sông Hậu; là một trong hai tuyến chính cho tàu biển quá cảnh đi đến cảng PhNôngPênh của Campuchia.
Đoạn qua địa bàn tỉnh duy trì tuyến đạt cấp ĐB, đảm bảo cho tàu 10.000 DWT hoạt động.
Bên cạnh các tuyến vận tải quốc gia còn có các tuyến vận tải nội tỉnh hình thành từ các tuyến sông, kênh chính của địa phương đã và đang hàng ngày luân chuyển hàng chục ngàn tần hàng hóa phục vụ nhu cầu của người dân.
Giao thông đường bộ
– Theo QĐ số 1545/QĐ-TTg ngày 01 tháng 9 năm 2021 về việc phê duyệt Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050:
Cao tốc
1/. Cao tốc Bắc-Nam phía Đông (đoạn Mỹ Thuận -Cần Thơ): đoạn đi qua địa bàn tỉnh nằm trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long, dài 22,52km, quy hoạch trước năm 2025 đạt tiêu chuẩn đường cao tốc quy mô 6 làn xe.
2/. Cao tốc Hồng Ngự – Trà Vinh: đoạn đi qua địa bàn tỉnh nằm trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long, dài 35km, quy hoạch sau năm 2030 đạt tiêu chuẩn đường cao tốc quy mô 4-6 làn xe.
Các tuyến quốc lộ
Quốc lộ 1: Đoạn qua địa bàn tỉnh Vĩnh Long dài 25,0 km, điểm đầu cầu Mỹ Thuận; điểm cuối giao QL.54 tại đường lên xuống bến phà Cần Thơ cũ. Định hướng đến 2030, duy tu bảo dưỡng thường xuyên theo quy mô 4- 6 làn xe.
Tuyến tránh TP.Vĩnh Long: Dài 7,3 km, điểm đầu km 2032+020-QL.1; điểm cuối km 2042+150. Định hướng đến 2030, duy tu bảo dưỡng thường xuyên theo quy mô 4 làn xe cơ giới.
Đường vào cầu Cần Thơ: Dài 4,9 km,điểm đầu km 2061+150; điểm cuối cầu Cần Thơ. Định hướng đến 2030, duy tu bảo dưỡng thường xuyên theo quy mô 6 làn xe (4 làn xe cơ giới+2 làn xe thô sơ), giải phân cách cứng ở giữa.
Quốc lộ 53: Đoạn tuyến đi qua địa bàn tỉnh Vĩnh Long dài 47,0 km, điểm đầu tại km 2033+800-QL.1; điểm cuối cầu Mây Tức (giáp ranh tỉnh Trà Vinh). Quy hoạch đến 2030, đầu tư xây dựng đạt tiêu chuẩn cấp III đồng bằng (2 -4 làn xe).
– Đề xuất Tuyến Tránh Long Hồ: dài 9,0 km, Điểm đầu giao tuyến tránh Vĩnh Long (tại vòng xoay cảnh sát giao thông), điểm cuối giao QL.53 tại vị trí quy hoạch đường dẫn vào cầu Đình Khao. Quy hoạch đến 2030, đầu tư xây dựng đạt tiêu chuẩn cấp III đồng bằng (2 -4 làn xe).
– Đề xuất Tuyến Tránh Vũng Liêm: dài 17,4 km, Điểm đầu giao Q.53 (xã Tân An Luôn), điểm cuối giao QL.53 tại vị trí trước cầu Mỹ Huê (TT. Càng Long-Trà Vinh). Quy hoạch đến 2030, đầu tư xây dựng đạt tiêu chuẩn cấp III đồng bằng (2 -4 làn xe).
Quốc lộ 54: Đoạn tuyến đi qua địa bàn tỉnh Vĩnh Long dài 49,0 km, điểm đầu km 2033+800, QL.1, phường 9, Tp. Vĩnh Long, điểm cuối cầu Mây Túc. Quy hoạch đến 2030 đạt tiêu chuẩn cấp III với 2-4 làn xe.
Quốc lộ 57: Đoạn qua địa bàn tỉnh Vĩnh Long dài 7,5 km, điểm đầu ngã tư Đồng Quê; điểm cuối cầu Mương (giáp ranh tỉnh Bến Tre). Quy hoạch toàn tuyến đạt tiêu chuẩn tối thiểu đường cấp III đồng bằng, 2-4 làn xe.
Quốc lộ 80: Đoạn qua địa bàn tỉnh Vĩnh Long dài 3,7 km, điểm đầu cầu Mỹ Thuận, Tp. Vĩnh Long, điểm cuối cầu Cái Gia Nhỏ (giáp ranh tỉnh Đồng Tháp). Trong thời gian tới, duy tu bảo dưỡng đoạn tuyến theo tiêu chuẩn cấp III, mặt BTN, 2-4 làn xe.
Đường tỉnh
Định hướng đến năm 2050 tất cả các tuyến đường tỉnh đạt cấp III, mặt đường tối thiểu 2-4 làn xe cơ giới, lộ giới 42m. Từ nay đến năm 2030, các tuyến sẽ được đầu tư nâng cấp tối thiểu đạt tiêu chuẩn cấp IV, quy mô mặt đường tối thiểu 2 làn xe, giữ lộ giới đường cấp III (42 m).
Đối với những đoạn tuyến đi qua khu vực đô thị, sẽ được đầu tư theo quy hoạch xây dựng đô thị đã được phê duyệt.
Quy hoạch chi tiết như sau:
ĐT.901: Dài 50 km, điểm đầu chợ Tích Thiện; điểm cuối giao ĐT.902:
- Giai đoạn từ nay đến năm 2030: Nâng cấp và cải tạo tuyến đạt tiêu chuẩn đường cấp IV, quy mô mặt đường tối thiểu 2 làn xe, giữ lộ giới đường cấp III (42 m).
- Giai đoạn từ năm2030-2050: Nâng cấp và cải tạo tuyến đạt tiêu chuẩn đường cấp III, quy mô mặt đường từ 2-4 làn xe.
ĐT.902: Dài 33 km, điểm đầu cầu Thiềng Đức; điểm cuối trường tiểu học Trung Thành Tây:
- Giai đoạn từ nay đến năm 2030: Nâng cấp toàn tuyến đạt tiêu chuẩn đường cấp III, quy mô mặt đường tối thiểu 2 làn xe, duy tu các đoạn đã đạt cấp.
- Giai đoạn từ năm 2030-2050: Nâng cấp và cải tạo tuyến đạt tiêu chuẩn đường cấp III, quy mô mặt đường từ 2-4 làn xe.
Đối với những đoạn tuyến đi qua khu vực đô thị, sẽ được đầu tư theo quy hoạch xây dựng đô thị đã được phê duyệt
ĐT.903: Dài 21,3 km (gồm 12 km đường tỉnh hiện hữu, mở mới hoàn toàn 4 km và nâng cấp 5,3 km ĐH.22).Điểm đầu giao QL.1 (cầu Ông Me Nhỏ); điểm cuối tại km 19+670-ĐT.902. Việc hình thành tuyến sẽ góp phần kết nối giao thông huyện Măng Thít, QL.53 và huyện Long Hồ ra QL.1, rút ngắn khoảng cách đi lại.
- Giai đoạn từ nay đến năm 2030: Nâng cấp và cải tạo tuyến đạt tiêu chuẩn đường cấp IV, quy mô mặt đường tối thiểu 2 làn xe, giữ lộ giới đường cấp III (42 m).
- Giai đoạn từ năm 2030-2050: Nâng cấp và cải tạo tuyến đạt tiêu chuẩn đường cấp III, quy mô mặt đường từ 2-4 làn xe.
ĐT.904: Dài 26,9 km, điểm đầu tại km 13+568-QL.53; điểm cuối tại km 65+450-QL.54.
- Giai đoạn từ nay đến năm 2030: Nâng cấp và cải tạo tuyến đạt tiêu chuẩn đường cấp IV, quy mô mặt đường tối thiểu 2 làn xe, giữ lộ giới đường cấp III (42 m).
- Giai đoạn từ năm 2030-2050: Nâng cấp và cải tạo tuyến đạt tiêu chuẩn đường cấp III, quy mô mặt đường từ 2-4 làn xe.
ĐT.905: Dài 29,4 km (gồm 26,1 km đường tỉnh hiện hữu, và mở mới 3,3 km đoạn từ giao ĐT.906 đến giao ĐT.907). Điểm đầu tại km 2054+911-QL.1; điểm cuối giao ĐT.907. Việc hình thành tuyến sẽ tạo thành trục ngang kết kết QL.1, huyện Tam Bình, Trà Ôn và Vũng Liêm góp phần chia sẻ lưu lượng trên QL.54, hạn chế tai nạn giao thông.
- Giai đoạn từ nay đến năm 2030: Nâng cấp và cải tạo tuyến đạt tiêu chuẩn đường cấp IV, quy mô mặt đường tối thiểu 2 làn xe, giữ lộ giới đường cấp III (42 m).
- Giai đoạn từ năm 2030-2050: Nâng cấp và cải tạo tuyến đạt tiêu chuẩn đường cấp III, quy mô mặt đường từ 2-4 làn xe.
ĐT.906: Dài 17 km, điểm đầu tại km 6+584-QL.53; điểm cuối tại km 83+700-QL.54:
- Giai đoạn từ nay đến năm 2030: Nâng cấp và cải tạo tuyến đạt tiêu chuẩn đường cấp IV, quy mô mặt đường tối thiểu 2 làn xe, giữ lộ giới đường cấp III (42 m).
- Giai đoạn từ năm 2030-2050: Nâng cấp và cải tạo tuyến đạt tiêu chuẩn đường cấp III, quy mô mặt đường từ 2-4 làn xe.
ĐT.907: Dài 87,5 km (gồm 67,9km đường tỉnh hiện hữu và mở mới 19,6 km trên cơ sở nâng cấp đường xã).Điểm đầu tại ĐH.70; điểm cuối giao ĐT.909:
- Giai đoạn từ nay đến năm 2030: Nâng cấp và cải tạo tuyến đạt tiêu chuẩn đường cấp IV, quy mô mặt đường tối thiểu 2 làn xe, giữ lộ giới đường cấp III (42 m).
- Giai đoạn từ năm 2030-2050: Nâng cấp và cải tạo tuyến đạt tiêu chuẩn đường cấp III, quy mô mặt đường từ 2-4 làn xe.
ĐT.908: Dài 29 km, điểm đầu tại km 2049+200-QL.1; điểm cuối tại km 33+295-QL.54:
- Giai đoạn từ nay đến năm 2030: Nâng cấp và cải tạo tuyến đạt tiêu chuẩn đường cấp IV, quy mô mặt đường tối thiểu 2 làn xe, giữ lộ giới đường cấp III (42 m).
- Giai đoạn từ năm 2030-2050: Nâng cấp và cải tạo tuyến đạt tiêu chuẩn đường cấp III, quy mô mặt đường từ 2-4 làn xe.
ĐT.909: Dài 38,9 km, điểm đầu giao ĐT.902 (Mỹ An); điểm cuối giao QL.54 (ấp Đông Hòa 2):
- Giai đoạn từ nay đến năm 2030: Nâng cấp và cải tạo tuyến đạt tiêu chuẩn đường cấp IV, quy mô mặt đường tối thiểu 2 làn xe, giữ lộ giới đường cấp III (42 m).
- Giai đoạn từ năm 2030-2050: Nâng cấp và cải tạo tuyến đạt tiêu chuẩn đường cấp III, quy mô mặt đường từ 2-4 làn xe.
ĐT.909B: Dài 28km điểm đầu tại Quốc lộ 53 và điểm cuối giáp Quốc lộ 54, tạo thành rục song song với QL.1 giảm áp lực giao thông cho QL1 đoạn qua địa bàn tỉnh Vĩnh Long.
- Giai đoạn từ nay đến năm 2030: Mở mới tuyến đạt tiêu chuẩn đường cấp III, quy mô mặt đường 2-4 làn xe. Đối với những đoạn tuyến đi qua khu vực đô thị, sẽ được đầu tư theo quy hoạch xây dựng đô thị đã được phê duyệt.
- Giai đoạn từ năm 2030-2050: duy tu bảo dưỡng thường xuyên.
ĐT.910: Dài 9,6 km, điểm đầu giao đường Nguyễn Văn Thảnh; điểm cuối tại km 14+307-ĐT.908:
- Giai đoạn từ nay đến năm 2030: Nâng cấp và cải tạo tuyến đạt tiêu chuẩn đường cấp III, quy mô mặt đường từ 2-4 làn xe.
- Giai đoạn từ năm 2030-2050: duy tu bảo dưỡng thường xuyên.
ĐT.910B: Dài 7,8 km, điểm đầu giao Đường dẫn vào cầu Cần Thơ; điểm cuối tại Km 10+400 ĐT.908:
- Giai đoạn từ nay đến năm 2030: Nâng cấp và cải tạo tuyến đạt tiêu chuẩn đường cấp IV, quy mô mặt đường tối thiểu 2 làn xe, giữ lộ giới đường cấp III (42 m).
- Giai đoạn từ năm 2030-2050: Nâng cấp và cải tạo tuyến đạt tiêu chuẩn đường cấp III, quy mô mặt đường từ 2-4 làn xe.
Tuyến tránh Bình Minh (ĐT.910C): Dài 42km, điểm đầu giao ĐT.909 Xã Đông Thành TX. Bình Minh; điểm cuối tại ĐT.908 xã Tân Hưng, huyện Tân Bình; Trong đó bao gồm 1 nhánh từ Nút giao với QL.1 đến ĐT.910 kết nối tiếp ra QL.54 phía Khu công nghiệp Bình Tân:
- Giai đoạn từ nay đến năm 2030: Mở mới tuyến đạt tiêu chuẩn đường cấp III, quy mô mặt đường 2-4 làn xe, lộ giới 42 m. Đối với những đoạn tuyến đi qua khu vực đô thị, sẽ được đầu tư theo quy hoạch xây dựng đô thị đã được phê duyệt.
- Giai đoạn từ năm 2030-2050: duy tu bảo dưỡng thường xuyên.
Định hướng phát triển đường thủy
Giữ nguyên cấp kỹ thuật của các tuyến do Trung ương quản lý.
Tiến hành nạo vét các tuyến sông, kênh nhằm: đảm bảo tiêu chuẩn đường thủy, thanh thải chướng ngại vật và nâng tĩnh không các cầu ngang sông không đảm bảo tĩnh không nhằm khai thác tối đa tiềm năng vận tải thủy của tỉnh; tăng khả năng chuyển nước ngọt, trữ nước tạo nguồn để cung cấp cho tưới tiêu; tăng cường điều tiết lũ;…:
Nạo vét sông Hậu từ ranh Cần Thơ đến ngã ba xáng Vịnh Tre đảm bảo tàu 10.000 DWT hoạt động.
Nạo vét sông Tiền đảm bảo tàu 5.000 DWT hoạt động.
1/ Công trình phục vụ vận tải
– Theo QĐ số 1579/QĐ-TTg ngày 22 tháng 9 năm 2021 về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Cảng biển Vĩnh Long: là cảng biển loại II, gồm các khu bến:
Khu bến Vĩnh Thái: Nằm trên bờ sông Tiền, xã Tân Hội, thành phố Vĩnh Long.
- Chức năng: Phục vụ phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Vĩnh Long, có bến tổng hợp, container, hàng rời, bến khách.
- Cỡ tàu: trọng tải đến 5.000 tấn.
Khu bến Bình Mình: Nằm trên bờ sông Hậu, Thuộc xã Mỹ Hoà, thị xã Bình Minh.
- Chức năng: bến tổng hợp phục vụ phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Vĩnh Long.
- Cỡ tàu: trọng tải đến 20.000 tấn.
Bến cảng tiềm năng tại huyện Bình Tân : Thuộc cụm công nghiệp Tân Quới, ấp Tân Hoà, thị trấn Tân Quới, huyện Bình Tân. Chức năng: bến hàng lỏng/ khí.
Các bến phao, khu neo đậu chuyển tải, tránh, trú bảo : Trong vùng nước cảng biển Vĩnh Long tại khu vực Bình Minh và Mỹ Thuận.
2/ Đường thủy nội địa quốc gia
Các yêu cầu đối với mạng lưới đường thủy
Mạng lưới đường thủy của tỉnh trước hết phải đảm bảo 2 khả năng thích ứng: Thích ứng với những thay đổi của tổng mặt bằng đã hình thành và thích ứng với những chương trình tương lai sẽ phát triển.
– Đồng bộ và liên đới: Mạng lưới giao thông thủy gồm 2 khối chuyên ngành: Luồng tuyến và cảng-bến. Quy hoạch phải đảm bảo sự đồng bộ về quy hoạch luồng tuyến và quy hoạch cảng-bến. Đồng bộ giữa cầu vượt sông và kích thước thông thuyền của giao thông thủy;
– Phát triển “giao thông mở tối đa”: Mạng lưới giao thông thủy đảm bảo cho tỉnh có năng lực liên kết-nối kết liên vùng một cách tối đa và tối ưu. Đặc biệt là kết nối trực tiếp đi 2 trung tâm kinh tế lớn đó là: Tp.Hồ Chí Minh và Tp.Cần Thơ;
– Kết hợp giao thông thủy và khai thác du lịch: Xuất phát từ đặc điểm tự nhiên và hạ tầng, đường thủy trên địa bàn tỉnh có tiền đề và lợi thế để phát triển du lịch đường sông: Du lịch sinh thái-sông nước và cảnh quan;
– Hỗ trợ giao thông bộ và cải thiện môi trường: Cấu trúc mạng lưới giao thông thủy-bộ trên địa bàn, giao thông thủy phải có chức năng hỗ trợ hữu hiệu cho vận tải đường bộ cả về hàng hóa và hành khách; tham gia vào cải tạo môi trường vùng nước-vùng bờ-vùng cảng và bến.
Định hướng phát triển đường sắt
– Theo QĐ số 1769/QĐ-TTg ngày 19 tháng 10 năm 2021 về việc phê duyệt Quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Đến năm 2050 đầu tư xây dựng xong tuyến đường sắt Hồ Chí Minh – Mỹ Tho – Cần Thơ: từ ga An Bình thuộc tỉnh Bình Dương đến ga Cần Thơ, đường đôi, chiều dài toàn tuyến là 174km, điện khí hóa, khổ 1.435 mm.
Tổng hợp bởi Duan24h.net
(Quy hoạch giao thông tỉnh Vĩnh Long : TP Vĩnh Long, TX Bình Minh và 6 huyện : Bình Tân, Long Hồ, Mang Thít, Tam Bình, Trà Ôn, Vũng Liêm.)
Ngân Hàng cho vay tiêu dùng, bất động sản, phát hành thẻ 100 triệu tại TP Hà Nội
LIÊN HỆ MR. QUANG
0934.569.938 (ZALO 247)