Quy hoạch phát triển hạ tầng giao thông tỉnh Vĩnh Phúc thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 bao gồm hiện trạng và định hướng quy hoạch.

Hiện trạng hạ tầng giao thông tỉnh Vĩnh Phúc

Cao tốc

Trên địa bàn tỉnh hiện có 1 tuyến đường bộ cao tốc Hà Nội – Lào Cai nối vùng thủ đô Hà Nội lên phía Bắc qua 3 tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai và kết nối sang Vân Nam, Trung Quốc qua cửa khẩu Lào Cai.

Cao tốc Hà Nội – Lào Cai đoạn qua tỉnh Vĩnh Phúc dài 40,4 km đã được đưa vào khai thác với quy mô 4 làn xe, bề rộng mặt cắt 25,5m, mặt đường bê tông nhựa, chất lượng mặt đường tốt, đảm bảo cho các phương tiên lưu thông an toàn trên tuyến.

Quốc lộ

Trên địa bàn tỉnh có 3 tuyến quốc lộ dài tổng cộng 87,94 km, gồm quốc lộ 2 (còn gọi là 2A), quốc lộ 2 đoạn tránh, quốc lộ 2C trong đó:

Quốc lộ 2 có vị trí quan trọng với sự phát triển kinh tế và xã hội đối với các tỉnh trung du và đặc biệt là các tỉnh miền núi phía Tây Bắc. Tuyến đường đi qua địa bàn 5tỉnh và thành phố: Hà Nội, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Tuyên Quang, Hà Giang. Đoạn qua tỉnh có chiều dài 37,7km nối từ cầu Xuân Phương, TP Phúc Yên qua 4 huyện khác của Vĩnh Phúc, sang Phú Thọ.

Trên tuyến có tổng cộng 13 cầu BTCT, trong đó có 2 cầu vượt đường sắt (DSI, DSII), 11 cầu vượt sông (Xuân Phương, Tiền Châu, Tam Canh, Lò Cang, Thanh Giã, Cống Tỉnh, Oai, Bãi Loan, Kiệu, Thượng lạp, Bồ Sao), tải trọng cầu H25-H30, tình trạng kỹ thuật tốt.

Quốc lộ 2 đoạn tránh là tuyến vành đai 2 của tỉnh có chiều dài 10,5km quy mô 4 làn xe, điểm đầu tại xã Quất Lưu, huyện Bình Xuyên, điểm cuối tại xã Đồng Văn, huyện Yên Lạc tuyến tránh QL2 được xây dựng nhằm giảm tải cho tuyến QL2 hiện hữu đi qua khu vực trung tâm thành phố, tránh tình trạng ùn tắc trong giờ cao điểm.

Quốc lộ 2C có chiều dài qua tỉnh là 39,74km (không kể các đoạn đi chung với QL2 và đoạn đầu cầu Vĩnh Thịnh dài 3,87km) kết nối từ Thị xã Sơn Tây qua Vĩnh Phúc đi Tuyên Quang.

Các tuyến đường địa phương quản lý

Quốc lộ 2B: Tuyến đường quốc lộ 2B có chiều dài 24,2km từ ngã ba Dốc Láp (thuộc phường Liên Bảo, TP Vĩnh Yên) đến trung tâm thị trấn Tam Đảo. Tuyến đường đã được Bộ trưởng bộ GTVT quyết định bàn giao cho UBND tỉnh Vĩnh Phúc quản lý, đầu tư.

Nhà ở xã hội TP mới Bình Dương ✅, LOẠI THẤP TẦNG (1 TRỆT, 1 LẦU GỒM ĐẤT) hỗ trợ tư vấn làm hồ sơ trả góp lãi suất 4,8%/năm qua Ngân hàng chính sách, liên hệ 0888 266 898 (Ms Ngoan, cập nhật lúc 04:31 PM, 25/04/2024)


Tuyến đường vành đai :

Đường Vành đai 1: Dài khoảng 15,4km, điểm đầu QL2 giao với đường Nguyễn Tất Thành Vĩnh Yên (Nút giao QL2, Phường Tích Sơn) -> đi trùng với đường Lam Sơn -> đi qua khu dân cư tỉnh ủy đến điểm đầu đường Yên Lạc – Vĩnh Yên -> đi trùng đường giao thông kết hợp đập dâng nước Đầm Vạc -> đi trùng đường 33m vào khu đô thị Mậu Lâm ra QL2 -> đi theo QL2 -> đi theo đường Nguyễn Tất Thành đến Tích Sơn. Hiện tại, toàn tuyến đã cơ bản hoàn thành.

Đường Vành đai 2: Dài khoảng 24,2km, điểm đầu QL2 tại km 27+ 650 gần trạm biến áp Quất Lưu đi cắt ngang qua đường sắt đi trùng đường ET3 khu công nghiệp Khai Quang đến đường Tôn Đức Thắng -> đi theo đường Vành đai 2 qua cổng công ty Hoàn Mỹ, trường Unit – > đến điểm giao Quốc lộ 2B -> đi qua cổng Lữ đoàn 204, Lò Bát đến Trường THCS Thanh Vân -> đến giao với Quốc lộ 2C -> đường xây dựng mới Thanh Vân – Quán Tiên -> ĐT 305 và từ ĐT 305 rẽ phải cắt qua ngã tư Quán Tiên -> Đường tránh QL2 thành phố Vĩnh Yên -> đến Quất Lưu, đi theo QL 2 đến vị trí đầu tuyến. Toàn tuyến còn khoảng 11,8km chưa xây dựng, các đoạn còn lại đã hình thành trên cơ sở cũ đang khai thác và mới xây dựng.

Đường Vành đai 3: Dài khoảng 41,4km, Điểm đầu QL.2 (tại thị trấn Hương Canh) -> Đường Hương Canh – Tân Phong -> Đường xây dựng mới qua hồ điều hòa nối từ Tân Phong (Bình Xuyên) – Trung Nguyên (Yên Lạc) -> Đường Hợp Thịnh – Đạo Tú (QL.2C mới) -> QL.2C hiện trạng -> ĐT.310 hiện trạng (Đạo Tú – Đại Lải) -> ĐT.302, chạy theo ĐT.302 về Hương Canh đến vị trí đầu tuyến. Toàn tuyến còn khoảng 11,9km chưa xây dựng, các đoạn còn lại đã hình thành trên cơ sở cũ đang khai thác và mới xây dựng.

Đường Vành đai 4: Dài khoảng 77,9km, có hướng tuyến tương đương với hướng tuyến vành đai 2 trong quy hoạch GTVT 2010 có điều chỉnh một số đoạn: từ Hợp Tĩnh đến Thổ Tang đi theo tuyến mới không đi trùng ĐT.309, đoạn qua Vĩnh Tường đi trùng đường trục của đô thị Thổ Tang, thị trấn Vĩnh Tường, Tứ Trưng của huyện Vĩnh Tường. Tuy nhiên trong quy hoạch vùng phía Nam và các quy hoạch lõi đô thị Vĩnh Yên, đoạn qua địa phận Vĩnh Tường và Yên Lạc đi trùng với hướng tuyến của quy hoạch GTVT năm 2010 đã duyệt. Toàn tuyến còn khoảng 21,1km chưa xây dựng, các đoạn còn lại đã hình thành trên cơ sở cũ đang khai thác và mới xây dựng.

Đường Vành đai 5: Dài khoảng 100km, có hướng tuyến tương đương với vành đai 3 trong quy hoạch GTVT năm 2010 đã duyệt. Điểm đầu từ ranh giới địa giới hành chính của Vĩnh Phúc với Hà Nội tại xã Nguyệt Đức (huyện Yên Lạc) -> theo đê tả sông Hồng qua các huyện: Yên Lạc, Vĩnh Tường -> theo đê Sông Lô qua các huyện: Lập Thạch, Sông Lô -> Tuyến mở mới qua hồ Vân Trục -> QL2C -> ĐT.302 qua Tam Đảo, Bình Xuyên -> điểm cuối giao với ĐT.312 tại thành phố Phúc Yên. Toàn tuyến còn khoảng 41,5km chưa xây dựng, các đoạn còn lại đã hình thành trên cơ sở cũ đang khai thác và mới xây dựng.

Đường tỉnh

Đường tỉnh có 18 tuyến và 05 tuyến mở mới đồng cấp tương đương với tổng chiều dài 348,7 km đã được cải tạo, nâng cấp cứng hóa đat ̣ 100% bằng bê tông nhựa hoặc bê tông xi măng.

Đường tỉnh 301 (Phúc Thắng, Phúc Yên – Ngọc Thanh, Phúc Yên): Bắt đầu từ phường Phúc Thắng, Tp. Phúc Yên (Km 15+400 QL.2) đến Xã Ngọc Thanh – Tp. Phúc Yên (giáp Thái Nguyên) với tổng chiều dài 25,6km.

Đường tỉnh 302 (Hương Canh, Bình Xuyên – Bắc Bình, Lập Thạch): Bắt đầu từ thị trấn Hương Canh, huyện Bình Xuyên đến xã Bắc Bình – Lập Thạch (Km 42+500 QL.2C) với tổng chiều dài 35,6km.

Đường tỉnh 302C (phường Liên Bảo, Tp. Vĩnh Yên – Trung Mỹ, Bình Xuyên): Tổng chiều dài khoảng 10km, bắt đầu từ ngã tư đường Nguyễn Tất Thành – Ngô Gia Tự thuộc phường Liên Bảo, thành phố Vĩnh Yên đến đến ngã ba Thiện Kế vào nông trường Tam Đảo thuộc xã Trung Mỹ, huyện Bình Xuyên có chiều dài 10km.

Đường tỉnh 303 (thị trấn Hương Canh, Bình Xuyên – Tề Lỗ, Yên Lạc): Bắt đầu từ thị trấn Hương Canh, huyện Bình Xuyên (Km 23+400 QL.2) đến Cầu Giã Bàng (Km14 – QL.2C) thuộc xã Tề Lỗ – huyện Yên Lạc với tổng chiều dài 15,5km.

Đường tỉnh 304 (Tân Tiến, Vĩnh Tường – thị trấn Yên Lạc, Yên Lạc): Bắt đầu từ Xã Tân Tiến, Vĩnh Tường (Km 46+100 QL2) đến thị trấn Yên Lạc, huyện Yên Lạc (Km 11+200 ĐT.303) với tổng chiều dài 17km.

Đường tỉnh 305 (Yên Phương, Yên Lạc – thị trấn Lập Thạch, Lập Thạch): Bắt đầu từ xã Yên Phương, huyện Yên Lạc (Km 23+800 Đê tả sông Hồng) đến thị trấn Lập Thạch, huyện Lập Thạch (Km 11+300 ĐT.307 và Km19 ĐT.306) với tổng chiều dài 33km.

Đường tỉnh 305B (Đồng Cương, Yên Lạc – Hương Canh, Bình Xuyên): Bắt đầu từ Xã Đồng Cương, Yên Lạc (Km 9 ĐT.305) đến thị trấn Hương Canh, Bình Xuyên (Km 27+100 QL.2) với tổng chiều dài 10,7km.

Đường tỉnh 305C (Xuân Lôi, Lâp Thạch – Việt Xuân, Vĩnh Tường): Bắt đầu từ xã Xuân Lôi, Lập Thạch (Km 28+690 ĐT.305) đến xã Việt Xuân, Vĩnh Tường (Km 50+700 QL.2) với tổng chiều dài 11,5km, đạt cấp IV miền núi, mặt đường rộng 5,5m.

Đường tỉnh 306 (Vân Hội, Tam Dương – Đức Bác, Sông Lô): Bắt đầu từ xã Vân Hội, huyện Tam Dương (Km14+050 ĐT.305) đến bến Đức Bác, xã Đức Bác, huyện Sông Lô với tổng chiều dài 29km.

Đường tỉnh 307 (Thái Hòa, Lập Thạch – Quang Yên, Sông Lô): Bắt đầu từ xã Thái Hoà, Lập Thạch (Km 38+950 QL.2C) đến xã Quang Yên, huyện Sông Lô với tổng chiều dài 30,5 km.

Đường tỉnh 307B (Nhạo Sơn, Sông Lô – Yên Thạch, Sông Lô): Bắt đầu từ xã Nhạo Sơn, Sông Lô (Km 15+500 ĐT.307) đến Bến Then, xã Tam Sơn, huyện Sông Lô với tổng chiều dài 4,5 km, đạt cấp IV miền núi, mặt đường rộng 5,5m.

Đường tỉnh 308 (Hùng Vương, Phúc Yên – Mê Linh, Hà Nội): Bắt đầu từ phường Hùng Vương, Tp. Phúc Yên (Km 18+050 QL.2) đến xã Thanh Lâm, Mê Linh, Hà Nội với tổng chiều dài 2,5 km, đạt cấp IV miền núi, mặt đường rộng 5,5-6m.

Đường tỉnh 309 (Đại Đồng, Vĩnh Tường – Tam Quan, Tam Đảo): Bắt đầu từ xã Đại Đồng, huyện Vĩnh Tường (Km 44+050 QL.2) đến xã Tam Quan – Tam Đảo (Km21+500 ĐT.302) với tổng chiều dài 20 km, trong đó có: 9km đạt cấp III đồng bằng, mặt đường rộng 10,5m; 11km đạt cấp IV miền núi, mặt đường rộng 6,5m.

Đường tỉnh 309B (Hướng Đạo, Tam Dương – Kim Long, Tam Dương): Bắt đầu từ xã Hướng Đạo, huyện Tam Dương (Km14+900 ĐT.309) đến xã Kim Long, Tam Dương (Km7+500 QL.2B) với tổng chiều dài 6,6 km, đạt cấp IV miền núi, mặt đường rộng 5,5m.

Đường tỉnh 309C (Hoàng Hoa, Tam Dương – Đồng Tĩnh, Tam Dương): Bắt đầu từ xã Hoàng Hoa, Tam Dương (Km16+400 ĐT.309) đến xã Đồng Tĩnh, Tam Dương (Km 36+200 QL.2C) với tổng chiều dài 6,7km, đạt cấp IV miền núi, mặt đường rộng 5,5m.

Đường tỉnh 310 (Ngọc Thanh, Phúc Yên – Đạo Tú, Tam Dương): Bắt đầu từ xã Ngọc Thanh, Tp. Phúc Yên (Km 14+500 ĐT.301) đến xã Đạo Tú, Tam Dương (Km 27+100 QL.2C) với tổng chiều dài 18,7 km.

Đường tỉnh 310B (Đạo Đức, Bình Xuyên – Bá Hiến, Bình Xuyên): Bắt đầu từ xã Thiện Kế, Bình Xuyên (Km 2+100 ĐT.310) đến thị trấn Hương Canh, Bình Xuyên (Km 21+700 QL.2) với tổng chiều dài 9,6 km.

Đường Hợp Châu – Đồng Tĩnh (Hợp Châu, Tam Đảo – Đồng Tĩnh, Tam Dương): Bắt đầu từ xã Hợp Châu, huyện Tam Đảo (Km 7+367 QL.2B mới) đến xã Đồng Tĩnh, huyện Tam Dương (Km 37+138 QL.2C) với tổng chiều dài 10,9 km.

Đường Yên Lạc – Vĩnh Yên (thị trấn Yên Lạc, Yên Lạc – Đồng Tâm, Vĩnh Yên): Bắt đầu từ thị trấn Yên Lạc, huyện Yên Lạc (Ngã ba Mả Lọ, Km 6+500 ĐT.305) đến phường Đồng Tâm, Tp. Vĩnh Yên với tổng chiều dài 5,4 km, đạt cấp II đồng bằng, mặt đường rộng 21m.

Đường Hợp Thịnh – Đạo Tú: Bắt đầu từ xã Hợp Thịnh, huyện Tam Dương (Km40+255 QL.2) đến xã Đạo Tú, huyện Tam Dương (Km27+150 QL.2C) với tổng chiều dài 9,2 km, đạt cấp II đồng bằng, mặt đường rộng 21m.

Đường Văn Quán – Sông Lô: Bắt đầu từ nút giao lập thể đường cao tốc Hà Nội – Lào Cai (xã Văn Quán, huyện Lập Thạch) đi trung tân huyện Sông Lô với tổng chiều dài 8,8 km, đạt cấp III đồng bằng, mặt đường rộng 15m.

Đường Nguyễn Tất Thành: Bắt đầu từ phường Phúc Thắng, Tp. Phúc Yên (Km14+320 QL.2) đến đường Tôn Đức Thắng kéo dài thuộc xã Thiện Kế, huyện Bình Xuyên. Chiều dài toàn tuyến 12,72 km.

Đường thủy

Vĩnh Phúc có hệ thống sông, kênh phong phú, tổng chiều dài các tuyến sông trên địa bàn tỉnh dài 123 km. Bao gồm 04 sông chính: Sông Hồng, Sông Lô, sông Phó Đáy và sông Cà Lồ. Tuy nhiên chỉ có Sông Hồng và Sông Lô là 2 tuyến sông chính phục vụ vận tải, sông Cà Lồ và sông Phó Đáy chỉ thông thuyền được trong mùa mưa và cũng chỉ đáp ứng được phương tiện tải trọng dưới 50 tấn. Còn lại các sông, kênh khác chỉ phục vụ mục đích nông nghiệp.

Hiện có 02 tuyến vận tải thủy nội địa quốc gia do Trung ương quản lý đi qua địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc bao gồm:

+ Tuyến Hà Nội – Việt Trì – Lào Cai (qua Sông Hồng): Tuyến đường thủy bắt nguồn từ cảng Hà Nội đi theo sông Hồng và sông Thao tới Lào Cai và kết nối với biên giới Trung Quốc (tỉnh Vân Nam). Đoạn qua tỉnh Vĩnh Phúc có chiều dài 41km là tuyến sông cấp II từ ngã ba Bạch Hạc đến xã Trung Hà, huyện Yên Lạc.

Kích thước luồng rộng 40m, độ sâu luồng 2,8m, bán kính cong tối thiểu 350m, các phương tiện chính trên tuyến là sà lan tự hành dưới 400 tấn và các loại sà lan kéo 200 tấn x4, 400 tấn x2. Đây là tuyến vận tải thủy nội địa quốc tế. Tuyến đường thủy chủ yếu phục vụ các mặt hàng chủ yếu là quặng (sắt, apatit) từ Lào Cai, thép, lương thực, vật liệu xây dựng,… trong đó vật liệu chính đến Vĩnh Phúc là than từ Quảng Ninh phục vụ các nhà
máy nhiệt điện.

+ Tuyến Việt Trì – Tuyên Quang – Na Hang (đi qua Sông Lô): bắt đầu tư cảng Việt Trì (Phú Thọ) tới cảng Tuyên Quang theo sông Lô và tới Na Hang theo sông Gâm. Đoạn đi qua tỉnh có chiều dài 34km, sông cấp III từ xã Quang Yên, huyện Sông Lô đến ngã ba Bạch Hạc. Kích thước luồng rộng 30m, sâu 1,2m bán kính cong tối thiểu 300m.

Phương tiện chủ yếu hoạt động trên tuyến là tàu sông tải trọng 300 tấn. Các mặt hàng chủ yếu là vật liệu xây dựng (cát, sỏi), than,… trong đó hàng hóa từ Vĩnh Phúc đi là cát sỏi khai thác trên sông Lô.

Hệ thống cảng thủy nội địa:

Trên địa bàn tỉnh có 03 cảng sông, 39 bến hàng hóa, 02 bến phà và 05 bến khách ngang sông phân bố trên Sông Hồng và Sông Lô. Các cảng sông đều là các cảng tạm, bốc xếp thủ công, công suất hạn chế.

Hiện tại có 03 cảng chính: Như Thụy, Đức Bác, Vĩnh Thịnh, trong đó cảng Như Thụy, Vĩnh Thịnh tiếp nhận được cỡ tàu 400 tấn, công suất 120÷190 nghìn tấn/năm, cảng Đức Bác có thể tiếp nhận tải trọng tối đa 200 tấn, công suất 70.000 tấn/năm.

Về hệ thống bến thủy nội địa, có 02 bến phà: phà Then và phà Đức Bác; 05 bến đò ngang sông: Đôn Nhân 1, Đôn Nhân 2, Đức Bác, Phú Hậu, Vĩnh Ninh. Bến phà và bến đò hiện có đều là tự phát không quản lý, chất lượng kém và đã sử dụng lâu năm cần cải tạo và nâng cấp đưa vào quản lý.

Đường sắt

Trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc có 01 tuyến đường sắt cấp Quốc gia đi qua dài 35 km, khổ 1.000mm là tuyến Hà Nội – Lào Cai. Tuyến đường sắt kết nối thủ đô Hà Nội và các tỉnh trung du miền núi phía Bắc đi Vân Nam Trung Quốc. Mật độ đường sắt đạt 0,028km/km2. Tỷ lệ đường sắt so với đường bộ là 0,006. Đoạn qua địa bàn tỉnh đi qua 05 đơn vị hành chính gồm: Thành phố Phúc Yên, huyện Bình Xuyên, Thành phố Vĩnh Yên, huyện Tam Dương và huyện Vĩnh Tường.

Trên tuyến có 05 nhà ga hiện đang khai thác, gồm: ga Phúc Yên, ga Hương Canh, ga Vĩnh Yên, ga Hướng Lại, ga Bạch Hạc. Trong đó 02 ga chính là ga Phúc Yên và ga Vĩnh Yên. Đa phần các ga có quy mô nhỏ (chủ yếu là hạng 4), số đường ray trung bình/ga chỉ khoảng 3÷4 đường. Cơ sở vật chất của các ga cũ kỹ, phần lớn sử dụng thiết bị của Trung Quốc, chất lượng phục vụ bốc xếp hàng hoá và hành khách không cao. 

Phương án quy hoạch giao thông tỉnh Vĩnh Phúc

Đường bộ

Hệ thống đường trung ương quản lý

Xây dựng, nâng cấp các tuyến đường giao thông tuân theo quy hoạch giao thông đường bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 đã được phê duyệt. Trong đó:

Cao tốc Nội Bài – Lào Cai:

Duy trì khai thác tuyến cao tốc Nội Bài – Lào Cai, đề xuất xây dựng 02 nút giao cao tốc: Nút IC2 – nút giao với đường Nguyễn Tất Thành tại Km7+850, nút IC5 – nút giao với QL.2C tại Km31+492 trong giai đoạn 2021-2025 để nâng cao năng lực vận tải cho các khu vực trên địa bàn tỉnh.

Đường vành đai V vùng thủ đô:

Tuyến 1: Từ cao tốc Nội Bài – Lào Cai đi tỉnh Thái Nguyên, tuyến đường hiện đã có chủ trương đầu tư với tiêu chuẩn cấp I đồng bằng, Bnền = 32,5m (chưa bao gồm đường gom song hành hai bên) trong đó: Bmặt = 2×14,25 = 28,5m; Bpc = 3m; Bl = 2×0,5m =1,0m.

Tuyến 2: Nâng cấp, mở rộng tuyến đường QL2C kết nối từ cao tốc Nội Bài Lào Cai (tại nút giao IC5) đi khu vực thị xã Sơn Tây lên thành đường VĐ5.

Định hướng phát triển cao tốc tỉnh Vĩnh Phúc
Định hướng phát triển cao tốc tỉnh Vĩnh Phúc

Quốc lộ : Duy trì khai thác các tuyến quốc lộ chạy qua địa bàn tỉnh trong đó đề xuất nâng cấp quy mô các tuyến đường tuân thủ theo quy hoạch được bộ quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 đã được phê duyệt.

Quốc lộ 2:

  • Duy trì quy mô đường cấp II – III trong đó xây dựng hệ thống đường gom 2 bên tuyến đường với quy mô đường gom cấp tối thiểu cấp III.
  • Chuyển đoạn tuyến QL2 từ nút giao tuyến tránh QL2 (huyện Bình Xuyên) đến nút giao tuyến tránh QL2 (huyện Yên Lạc) chuyển thành được địa phương.
  • Chuyển tuyến tránh QL2 nhập thành tuyến QL2 mới.
  • Xây dựng tuyến từ QL2 kết nối cầu Hạc Trì.

Quốc lộ 2B: Chuyển toàn tuyến thành đường địa phương quản lý theo Quyết định số 319/QĐ-BGTVT ngày 02/3/2021 của Bộ GTVT.

Quốc lộ 2C:

  • Nâng cấp mở rộng tuyến đường QL2C từ cầu Vĩnh Thịnh đến nút giao IC5 giao cao tốc Hà Nội – Lào Cai. Chuyển toàn bộ đoạn tuyến thành đường vành đai V vùng Thủ đô.
  • Đoạn tuyến còn lại duy trì khai thác với quy mô cấp II-III như hiện nay.
  • Điều chỉnh chuyển hướng tuyến QL.2C từ Km21+450 – Km27+150 và đoạn tuyến từ Km36+100 – Km40+815 QL.2 thành đường địa phương sau khi dự án cải tạo, mở rộng QL.2 đoạn Vĩnh Yên – Việt Trì hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng.
  • Quy hoạch bổ sung tuyến tránh QL2C với quy mô cấp II để giảm tải cho tuyến hiện trạng do không có khả năng mở rộng. Xây dựng đường gom trên tuyến tránh đat quy mô tối thiểu thiểu cấp III.

Quốc lộ 2D: Nâng cấp tuyến đường Vĩnh Ninh – Đạo Trù và đoạn tuyến ĐT.302 từ tuyến Vĩnh Ninh – Đạo Trù đến QL2C đạt quy mô tối thiểu cấp IV chuyển toàn bộ đoạn tuyến thành QL2D kéo dài.

Hệ thống đường địa phương quản lý

Đường vành đai: Trên cơ sở của quy hoạch không gian phát triển tỉnh Vĩnh Phúc, mạng lưới giao thông của tỉnh hình thành 5 đường vành đai, trong đó vành đai 1, 2, 3 nằm trong đô thị Vĩnh Phúc nhằm tránh lưu lượng giao thông quá lớn vào trung tâm đô thị, giúp giao thông trong khu vực thông suốt, giải toả, điều phối các luồng xe quá cảnh qua khu vực Vĩnh Yên cũng như giao thông bên trong đô thị ra bên ngoài.

Vành đai 4, 5 vừa có tính chất đối nội và đối ngoại, đóng vai trò kết nối các trung tâm đô thị, công nghiệp và du lịch chính của tỉnh.

Vành đai 1:

+ Có vai trò kết nối các tuyến đường cấp nội bộ với đường cấp khu vực, cấp đô thị đảm bảo giao thông thuận tiện, kết nối thông suốt và an toàn.

+ Tuyến đường quy hoạch có điểm đầu tại ngã tư T50 (nút giao QL2 phường Tích Sơn) tuyến đi theo đường lam Sơn qua khu dân cư tỉnh uỷ, đường trục chính KĐT nam Vĩnh Yên đến điểm đầu tại ngã tư T50, phường Tích Sơn. Tổng chiều dài tuyến đạt 15,4km, hiện toàn bộ tuyến đã khép kín, quy mô nền đường tối thiểu 33m, 4 -6 làn xe.

Vành đai 2:

+ Vành đai 2 có chức năng phục vụ vận tải bao quanh khu vực trung tâm và kết nối các tuyến đường cấp nội bộ, cấp khu vực với mạng giao thông đối ngoại, kết nối các đầu mối giao thông vận tải, là vành đai phân cấp giao thông đô thị và giao thông ngoại thị.

+ Tuyến đường quy hoạch có điểm đầu tại Km27+650 Ql2 gần cây xăng Quất Lưu đi theo hướng dọc khu công nghiệp Khai Quang đến đường Tôn Đức Thắng, tuyến tiếp tục đi theo đường Lương Thế Vinh đến điểm giao Quốc lộ 2B, đi dọc theo lữ đoàn 204, qua trường THCS Thanh Vân đến giao với QL2C. Tuyến đi theo đường Thanh vân – Quán Tiên đến ngã tư Quán Tiên và đi theo đường tránh QL2 đến vị trí đầu tuyến.

+ Tổng chiều dài tuyến là 24,2km. Quy mô quy hoạch: Nâng cấp các tuyến đường hiện hữu đạt quy mô 4-6 làn xe, đối với tuyến xây dựng mới 7,6km với quy mô 4-6 làn xe, nền đường tối thiểu 46m.

Vành đai 3:

+ Tuyến đường vành đai quan trọng nhất vừa có chức năng giao thông vành đai đô thị , vừa có chức năng giao thông kết nối liên vùng và giao thông đối ngoại. Tuyến đường phục vụ bao quanh vùng nội thành phục vụ vận tải các tỉnh tránh qua khu vực đô thị Vĩnh Phúc, kết nối với Quốc lộ, hệ thống công trình đầu mối hạ tầng đảm nhận việc phân bổ giao thông từ ngoài vào khu vực nội thành và ngược lại để giảm bớt lưu lượng giao thông tập trung vào các tuyến đường hướng tâm.

+ Tuyến được quy hoạch điểm đầu giao QL2 (tại TT Hương Canh) đi theo đường Hương Canh – Tân Phong, đường Tân Phong (Bình Xuyên) -Trung Nguyên (Yên Lạc), đường Hợp Thịnh – Đạo Tú, ĐT.310C (ĐT.310 – Đại Lải) và chạy theo tuyến ĐT302 đến điểm đầu giao QL2.

+ Tổng chiều dài tuyến vành đai 3 là 41,4 km, hiện nay đoạn tuyến đã thực hiện 32,7km đề xuất duy tu bảo dưỡng, giữ cấp, nâng cấp quy mô từ 4-6 làn xe, xây dựng mới tuyến với chiều dài 8,7km quy mô 4-6 làn xe bề rộng nền tối thiểu 36m.

Vành đai 4:

+ Tuyến đường vành đai 4 có chức năng giao thông liên vùng liên kết các khu vực đô thị vệ tinh và các khu công nghiệp của tỉnh và giao thông đối ngoại. Phục vụ vận tải khu vực đô thị vệ tinh, khu công nghiệp, kết nối hệ thóng quốc lộ, cao tốc, hệ thống đầu mối giao thông vận tải.

+ Tổng chiều dài tuyến vành đai 4 là 70,5km trong đó đã xây dựng khaongr 43,5km.

+ Định hướng nâng cấp quy mô các tuyến hiện hữu đạt 4-6 làn xe, xây dựng mới 27km đạt quy mô 4-6 làn xe, bề rộng nền đường tối thiểu đạt 24m. Đối với đoạn tuyến đi qua đê Tả và đê Hữu sông Phó Đáy cần đảm bảo không gian thoát lũ.

Vành đai 5:

+ Tuyến đường có chức năng giao thông liên vùng liên kết các khu du lịch quốc gia phục vụ vận tải bao quanh vùng du lịch của tỉnh.

+ Tổng chiều dài tuyến là 103,6km, trong đó đã xây dựng 76,3 km. Định hướng xây dựng mới 27,3 km đoạn tuyến Tây Thiên -Tam Sơn, đoạn từ ĐT.302 đến ĐT.302B và đoạn từ ĐT.302B đến ĐT.301 đạt quy mô 3-6 làn xe, bề rộng tối thiểu đạt 12m. Nâng cấp đoạn đi trùng đê ven Sông Lô và đê tả Sông Hồng.

Công trình cầu:

Cầu vượt sông Lô:

+ Cầu Vĩnh Phú (cầu Đức Bác), đường dẫn đầu cầu đến ĐT.306 kết nối huyện Sông Lô (Vĩnh Phúc) và thành phố Việt Trì (Phú Thọ), với quy mô cầu dài khoảng 700m, rộng 16,5m;

+ Cầu Như Thụy dự kiến được xây dựng tại bến phà Then, hiện tại mức độ thông thương giữa 2 tỉnh qua bên phà là khá lớn. Trong giai đoạn trước măt cầu Như Thụy được xây dựng sẽ kết nối ĐT306B (đường Yên Thạch – Then) khu vực xã Như Thụy, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc với ĐT323C khu vực xã Tử Đà, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ.

Trong tương lai cầu Như Thụy cùng với ĐT306B sẽ đảm bảo kết nối giao thông đối ngoại giữa đô thị trung tâm Lập Thạch, khu công nghiệp Sông Lô với tỉnh Phú Thọ. Mặt khác vị trí cầu Như Thụy dự kiến tại khu vực bến phà Then cũng đã được UBND tỉnh Phú Thọ thống nhất tại văn bản số 4843/UBND-KTN ngày 26/10/2018. Cầu Như Thụy với quy mô cầu dài khoảng 600m, rộng 16,5m – 24m.

+ Cầu Hải Lựu và đường dẫn kết nối từ đê sông Lô đến đường Vành đai 5 tỉnh Vĩnh phúc, cầu vượt qua sông Lô kết nối huyện Sông Lô với tỉnh Phú Thọ.

Cầu vượt sông Hồng:

+ Cầu Vân Phúc (cầu Trung Hà) kết nối huyện Yên Lạc (Vĩnh Phúc) và huyện Phúc Thọ (Hà Nội) với quy mô câu dài khoảng 1200m, rộng 16,5 – 24m.

Cầu vượt sông Phó Đáy:

+ Cầu Bến Gạo mới kết nối 2 huyện Tam Dương và Lập Thạch, với quy mô cầu dài khoảng 200m, rộng 12m – 24m;

+ Cầu Chang trên ĐT.302 kết nối 2 huyện Lập Thạch và Tam Đảo, với quy mô câu dài khoảng 200m, rộng 12m – 24m.

Cầu vượt sông khác:

+ Cầu Bòn vượt sông Bòn trên ĐT.302 kết nối xã Hương Sơn và thị trấn Gia Khánh (huyện Bình Xuyên), với quy mô câu dài khoảng 70m, rộng 12m – 24m;

+ Cầu Khả Do vượt sông Cà Lồ trên ĐT.301 thuộc phương Nam Viêm (TP Phúc Yên), với quy mô cầu dài khoảng 70m, rộng 12m – 24m;

Công trình nút giao:

Nút giao đường cao tốc:

– Cao tốc Hà Nội – Lào Cai: Quy hoạch 5 nút giao, hiện nay đã xây dựng 3 nút giao IC3, IC4, IC6. Định hướng giai đoạn đến năm 2030 xây dựng hoàn thiện nút IC2 nút giao với đường Nguyễn Tất Thành tại Km7+850 và nút IC5 nút giao với QL.2C tại Km31+492.

– Đường vành đai 5- Thủ đô:

+ Đối với đoạn kết nối tỉnh Thái Nguyên: Quy hoạch 1 nút giao khác mức liên thông tại nút giao đường ven chân núi Tam Đảo.

+ Đối với đoạn nâng cấp từ QL2C kết nối từ TX Sơn Tây đến nút giao IC5: Sau khi hoàn thiện toàn tuyến theo chuẩn đường cao tốc đề xuất xây dựng 4 nút giao khác mức liên thông: Nút giao đường vành đai 5 tỉnh Vĩnh Phúc, nút giao vành đai 4, nút giao QL2, nút giao ĐT.305.

Nút giao khác mức khác:

  • Nút giao Quán Tiên: QL2 giao đường VĐ.2 và ĐT.305 tại P. Hội Hợp, TP.Vĩnh Yên.
  • Nút giao Đồng Văn: QL2 giao QL2 tránh TP.Vĩnh Yên tại X. Đồng Văn, H.Yên Lạc.
  • Nút giao Mê Linh: QL2 giao đường Trục KĐT Mê Linh tại X.Đạo Đức, H.Bình Xuyên.
  • Nút giao Khai Quang: Đường kết nối VĐ.l đến VĐ.3 (ĐT.302) vượt QL2 và đường sắt Quốc gia Hà Nội – Lào Cai tại P. Khai Quang, TP. Vĩnh Yên.
  • Nút giao Thanh Trù: Trục Bắc Nam giao QL2 tránh Vĩnh Yên tại X. Thanh Trù, TP.Vĩnh Yên.
  • Nút giao Hương Canh: QL2 với đường vành đai 4 tại TT Hương Canh, huyện Bình Xuyên.
  • Nút giao Phú Xuân: VĐ4 giao với đường kết nối với VĐ4 Thủ đô (Mê Linh) tại Phú Xuân huyện Bình Xuyên.
  • Nút giao Yên Phương: đường trục Bắc Nam giao với đường VĐ4 tại huyện Yên Lạc
  • Nút giao Yên Lạc: đường trục Bắc Nam giao với đường VĐ3 tại huyện Yên Lạc.
  • Nút giao Vĩnh Hưng: QL2 giao với đường VĐ4 tại KCN Vĩnh Hưng, huyện Vĩnh Tường.

Đường sắt

Đường sắt quốc gia

Quy hoạch mạng lưới đường sắt Quốc gia tuân thủ theo theo quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050.

– Đường sắt Hà Nội – Lào Cai

  • Duy trì khai thác tuyến đường sắt Hà Nội – Lào Cai đi qua địa bàn tỉnh.
  • Tập trung nâng cao năng lực, chất lượng vận tải và cải tạo nâng cấp hạ tầng phục vụ giao thông đường sắt. Trong đó xây dựng, nâng cấp hệ thống ga hiện trạng đảm bảo các ga đều có chức năng vận tải.

– Quy hoạch mới tuyến đường sắt Hà Nội – Lào Cai – Hải Phòng mới:

  • Đoạn qua địa bàn tỉnh chạy song song với cao tốc Hà Nội – Lào Cai, chiều dài trên địa bàn tỉnh từ Phúc Yên đến Sông Lô khoảng 45 km.
  • Đề xuất xây dựng 4 ga mới: Ga Đức Bác, ga Lập Thạch (kết hợp ICD Lập Thạch), ga Tam Dương và ga Bình Xuyên, mở rộng quy mô ga Phúc Yên. Định hướng tuyến đường sắt xây dựng sau năm 2030.

Đường sắt đô thị

Xây dựng 03 tuyến đường sắt đô thị nối các trung tâm chính của tỉnh, đi trên cao khu vực ngoài đô thị, đi ngầm trong khu vực nội đô, bao gồm:

Hướng phát triển đường sắt đô thị tỉnh Vĩnh Phúc
Hướng phát triển đường sắt đô thị tỉnh Vĩnh Phúc
  • Tuyến đường sắt đô thị số 1: Ga đầu mối Vĩnh Yên – Phúc Yên – Cảng hàng không quốc tế Nội Bài (Hà Nội). Tuyến dựa trên cơ sở tuyến đường sắt quốc gia cũ Hà Nội – Lào Cai nối từ ga đầu mối tại Vĩnh Yên qua Tp. Phúc Yên và kết thúc tại Cảng hàng không quốc tế Nội Bài, chiều dài khoảng 37 km.
  • Tuyến đường sắt đô thị số 2: Ga đầu mối Vĩnh Yên – trung tâm thành phố Vĩnh Yên – Sơn Tây (Hà Nội), tuyến đi song song với QL.2C nối từ ga đầu mối tại Vĩnh Yên, qua Vĩnh Tường và kết thúc tại Thị xã Sơn Tây (Hà Nội), chiều dài khoảng 23 km.
  • Tuyến đường sắt đô thị số 3: ga đầu tại Tây Thiên đi theo đường ven chân núi Tam Đảo, kết nối khu vực Hồ Đại Lải và kết thúc tại Cảng hàng không quốc tế Nội Bài.

Đường thuỷ

Phát triển kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa phù hợp với định hướng phát triển giao thông vận tải trong Quy hoạch tổng thể quốc gia và kết nối đồng bộ với các phương thức vận tải khác để phát huy hiệu quả của toàn hệ thống giao thông vận tải.

Nâng cấp các tuyến đường thủy nội địa trên địa bàn tỉnh, duy trì tuyến thủy cấp II đối với đường thủy Hà Nội – Việt Trì trên sông Hồng và nâng cấp tuyến thủy Việt Trì – Tuyên Quang trên sông Lô đạt cấp II.

Định hướng phát triển giao thông đường thủy tỉnh Vĩnh Phúc
Định hướng phát triển giao thông đường thủy tỉnh Vĩnh Phúc

Đề xuất giai đoạn 2021-2030 xây dựng mới, nâng cấp cải tạo các cảng thủy:

  • Cảng Vĩnh Thịnh (trên tuyến đường thủy sông Hồng), đạt công suất 800 nghìn tấn/năm, tiếp nhận cỡ tàu tư 1000-2000 tấn.
  • Cảng Như Thụy (trên tuyến đường thủy sông Hồng), đạt công suất 800 nghìn tấn/năm, tiếp nhận cỡ tàu tư 1000-2000 tấn.
  • Cảng Đức Bác (trên tuyến đường thủy sông Lô) đạt công suất 800 nghìn tấn/năm, tiếp nhận cỡ tàu tư 1000-2000 tấn.
  • Cảng Cam Giá (trên tuyến đường thủy sông Hồng), là cảng tổng hợp đạt công suất hành hóa 500 nghìn tấn/năm, tiếp nhận cỡ tàu tư 1000-2000 tấn. Ngoài chức năng vận chuyện hàng hóa, cảng Cam Giá còn là cảng hành khách kết hợp du lịch.

Ngoài ra quy hoạch, xây dựng các cảng thủy nội địa địa phương như: Cảng Hải Lựu, cảng Đông Phong, cảng Sơn Đông, cảng Cao Đại, cảng Trung Hà đạt công suất 300-500 nghìn tấn/năm, tiếp nhận cỡ tàu đến 1000 tấn, nhằm phát triển vận tải đường thủy đa dạng, giảm áp lực cho vận tải đường bộ.

Hồ sơ QH tỉnh Vĩnh Phúc 2030

Tổng hợp bởi Duan24h.net

(Quy hoạch giao thông tỉnh Vĩnh Phúc : TP Vĩnh Yên, TP Phúc, Bình Xuyên, Lập Thạch, Sông Lô, Tam Đảo, Tam Dương, Vĩnh Tường, Yên Lạc.)

5/5 - (1 bình chọn)


Theo dõi nhận tin mới và gửi yêu cầu hỗ trợ
TIKTOK | ZALO | TELEGRAM
| FACEBOOK
Đóng góp nội dung, tài liệu liên hệ Zalo 0813.830.830 và nếu thấy nội dung này hữu ích xin hãy chia sẻ.

Dữ liệu được chúng tôi cập nhật liên tục và chia sẻ (tải về) miễn phí, nếu thấy hữu ích bạn có thể ủng hộ (donate) theo thông tin bên dưới. Xin cảm ơn !!!
Ngân hàng OCB / Số TK : 0017107777799999 / Chủ TK : Lê Quang Khải
Ủng hộ qua ví MOMO qua số điện thoại 0813 830 830 hoặc quét mã QR dưới đây:

Ngân Hàng cho vay tiêu dùng, bất động sản, phát hành thẻ 100 triệu tại TP Hà Nội
LIÊN HỆ MR. QUANG 0934.569.938 (ZALO 247)

Bài trướcDanh sách khu dân cư, đô thị tại huyện Phú Giáo đến năm 2030
Bài tiếp theoQuy hoạch khu, cụm công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2030

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây