Quy hoạch phát triển đô thị tỉnh Bắc Giang thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Mục tiêu phát triển hệ thống đô thị phù hợp với không gian kinh tế – xã hội, với điều kiện của từng địa phương, có tính chất, chức năng, bản sắc; các đô thị trở thành động lực phát triển của vùng; phát triển đô thị xanh, hạ tầng theo hướng đồng bộ, hiện đại, thông minh, bảo đảm phát triển bền vững.
Phân bố phát triển không gian đô thị hóa
1)- Khu vực đô thị trung tâm tỉnh (Khu vực thành phố Bắc Giang và vùng lân cận)
Phát triển không gian đô thị gắn với cảnh quan sông Thương – núi Nham Biền. Mở rộng không gian đô thị về phía Nam – Đông Nam thuộc tả ngạn sông Thương và về phía Tây thuộc hữu ngạn sông Thương. Phía Nam – Đông Nam mở rộng không gian đô thị theo ĐT293 và hướng về bờ tả sông Thương kết nối với khu núi Nham Biền. Phía Tây hữu ngạn sông Thương mở rộng không gian đô thị theo về phía Nam trục ĐT295B liên kết với khu vực đô thị Bích Động- Nếnh, trung tâm đô thị Việt Yên.
2)- Khu vực đô thị hóa tập trung phía Nam tỉnh (Khu vực TT Bích Động- Nếnh và Nam Việt Yên)
Phát triển không gian đô thị hóa khu vực chủ yếu theo trục đô thị Bích Động- Nếnh – Quang Châu gắn với trục ĐT295B và cao tốc Hà Nội – Lạng Sơn kết nối không gian đô thị hóa TT Bích Động- TT Nếnh – Quang Châu và Thành phố Bắc Ninh. Hình thành khu vực trung tâm đô thị phía Nam tỉnh và phát triển Việt Yên thành thị xã.
3)- Khu vực đô thị hóa tập trung phía Tây tỉnh (Khu vực TT Thắng và Nam Hiệp Hòa)
Mở rộng không gian đô thị hóa về phía Nam và về phía Tây, hình thành khu vực trung tâm đô thị phía Tây tỉnh và phát triển Hiệp Hòa thành thị xã. Về phía Nam TT Thắng, mở rộng không gian đô thị hóa, hình thành phát triển các khu dân cư đô thị mới, khu dân cư dịch vụ thương mại, khu dân cư nông thôn thị hóa theo trục ĐT295 kết nối với ĐT398 (Vành đai IV). Về phía Tây TT Thắng, mở rộng không gian đô thị hóa theo trục QL37 liên kết với khu vực đô thị trung tâm Việt Yên (Bích Động – Nếnh).
4)- Khu vực đô thị hóa tập trung phía Đông Nam tỉnh (khu vực TT Nham Biền và Tây Bắc Yên Dũng)
Phát triển không gian đô thị hóa phía Đông Nam tỉnh tập trung ở khu vực Tây Bắc Yên Dũng (khu vực TT Nham Biền, TT Tân An và các xã Nội Hoàng, Tiền Phong, Yên Lư, Tân Liễu, Xuân Phú, Hương Gián) và mở rộng ra xung quanh, hình thành khu vực đô thị hóa mới trong tỉnh kết nối không gian đô thị với TP Bắc Giang. Mở rộng không gian đô thị hóa khu vực chủ yếu về phía Tây – Tây Bắc gắn với hai bờ sông Thương và các trục hành lang QL17, ĐT293, ĐT299 nối QL17 với ĐT293.
5)- Vành đai tập trung các khu đô thị sinh thái dọc sông Cầu (Việt Yên – Hiệp Hòa)
Khu vực dọc sông Cầu thuộc Việt Yên (các xã Quảng Minh, Ninh Sơn, Tiên Sơn, Trung Sơn) và Hiệp Hòa (các xã Đông Lỗ, Châu Minh, Mai Đình, Hương Lâm, Xuân Cẩm, Mai Trung, Hợp Thịnh) phân bố các dự án khu đô thị nhà ở xã hội, khu đô thị nhà ở sinh thái lớn hiện đại gắn với tuyến hành lang ĐT398 (Vành đai IV), kết nối không gian chuỗi các khu đô thị nhà ở với khu vực phía Bắc – Đông Bắc Hà Nội và Bắc Ninh theo ĐT398, cao tốc Hà Nội- Lạng Sơn, ĐT295, 295B, 296, 288.
Phối hợp với tỉnh Bắc Ninh xây dựng một số cầu vượt sông để mở rộng liên kết không gian phát triển đô thị, công nghiệp, dịch vụ hai bờ sông Cầu.
Mô hình tổ chức hệ thống đô thị Bắc Giang
Phát triển đô thị theo mô hình dạng trục và phân tán: 01 dải đô thị trung tâm 02 tiểu vùng đô thị độc lập. Là mô hình phát triển chia các huyện thị trong tỉnh thành 01 dải đô thị trung tâm và 02 tiểu vùng độc lập, làm rõ các trọng điểm phát triển, gắn các chức năng đô thị có khả năng phát triển độc lập trong từng vùng, nhưng cũng có liên kết với các đô thị khác.
Mỗi tiểu vùng đô thị phát triển đầy đủ các chức năng đô thị cơ bản, từ đó từng tiểu vùng vùng đô thị sẽ có khả năng phát triển độc lập và bình đẳng như nhau. Mạng lưới kết nối các vùng đô thị tận dụng hiệu quả hệ thống đường giao thông liên vùng.
Dải đô thị trung tâm bao gồm khu vực thành phố Bắc Giang, Việt Yên, Hiệp Hòa và Yên Dũng gắn với các trục quốc lộ 1A, Vành đai 4, QL37 và QL17.
Hai tiểu vùng đô thị gồm: Tiểu vùng phía Bắc là Huyện Yên Thế, Tân Yên Lạng Giang lấy Vôi là đô thị trung tâm tiểu vùng cùng với đô thị Bố Hạ. Tiểu vùng phía Tây gồm Huyện Lục Ngạn, Lục Nam và Sơn Động lấy đô thị Chũ làm đô thị trung tâm.
Các đô thị thuộc vùng Tây – Nam: (Dải đô thị trung tâm)
Gồm TP Bắc Giang – Việt Yên – Hiệp Hòa và Yên Dũng, tổng diện tích khoảng 635km².
Tính chất
Là vùng động lực phát triển trung tâm của tỉnh được xây dựng và phát triển theo hướng vùng kinh tế mang tính tổng hợp và chất lượng cao với các chức năng cụ thể:
Chức năng đô thị và là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa, xã hội của Tỉnh, cấp huyện được quy hoạch và đầu tư nâng cấp và xây mới, đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng công cộng, hạ tầng kỹ thuật nhằm đáp ứng nhu cầu.
Phát triển các khu chức năng cấp vùng như trung chuyển hàng hóa, dịch vụ nghỉ dưỡng vui chơi giải trí, công nghiệp tập trung, đô thị mới đáp ứng nhu cầu phát triển phía Nam của tỉnh.
Định hướng phát triển
Các trung tâm kinh tế của dải đô thị trung tâm gồm thành phố Bắc Giang, thị xã Việt Yên, thị xã Hiệp Hòa và thị trấn Nham Biềm.
(1) Thành phố Bắc Giang: là hạt nhân phát triển của dải đô thị trung tâm. Phấn đấu đạt các tiêu chí đô thị loại I trước năm 2030 với mô hình đô thị xanh, thông minh. Khai thác tối đa tiềm năng về kinh tế cấp vùng (trung chuyển hàng hóa, du lịch vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng,) các khu di tích lịch sử văn hóa, lịch sử cách mạng: Di tích lịch sử Chiến thắng Xương Giang…
Tập trung đầu tư phát triển các khu vực có ưu thế vượt trội để hình thành các trung tâm trung chuyển hàng hóa cấp vùng, các khu du lịch chất lượng cao, các trung tâm thương mại dịch vụ,… Hướng đến xây dựng thành vùng không chỉ có vai trò động lực, thúc đẩy phát triển kinh tế trong Tỉnh mà trở thành một trung tâm kinh tế của khu vực phía Bắc Vùng Đồng bằng và Trung du Bắc Bộ và chuyển tiếp của vùng miền núi phía Bắc.
Từng bước phát triển các đô thị vệ tinh quy mô nhỏ, phát triển du lịch có chọn lọc gắn với bảo tồn thiên nhiên, phát triển thương mại dịch vụ, nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, phát triển rừng phòng hộ và an ninh quốc phòng.
(2) Đô thị Việt Yên: Trong giai đoạn đến năm 2025 sẽ thực hiện đưa cả huyện lên đô thị loại IV và trở thành thị xã (trong giai đoạn này cần đầu tư mạnh mẽ về cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật đô thị nhằm bổ sung các tiêu chí còn thiếu và yếu của Việt Yên), Việt Yên đóng vai trò là trung tâm kinh tế vùng động lực phái Tây Nam của tỉnh với các chức năng đô thị, dịch vụ công nghiệp, nghỉ dưỡng vui chơi giải trí, kết nối, liên kết trực tiếp với các phường nội thành của TP. Bắc Ninh về phía Nam, sẽ là đòn bẩy thúc đẩy cơ cấu kinh tế cho toàn tỉnh, cơ hội sẽ hình thành một đô thị hoàn chỉnh đáp ứng đủ tiêu chí và thu hút đầu tư và lực lượng lao động.
Mô hình phát triển của đô thị Việt Yên dựa trên 02 đô thị trung tâm là thị trấn Bích Động và thị trấn Nếnh (sau này là phường nội thị), phát triển các khu đô thị mới về phía Tây Nam gắn với khu vực văn hóa Ninh Sơn và chùa Bổ Đà, sân Golf Núi Voi (Hương Mai, Trung Sơn) tạo nên một tổng thể đô thị hài hòa có tính kết nối. Phát triển khu công nghiệp tập trung trên 02 trục QL37 và Vành đai IV (ĐT398).
(3) Đô thị Hiệp Hòa: Trong giai đoạn đến năm 2025 đưa toàn huyện đạt đô thị loại IV và đến năm 2030 trở thành thị xã. Hiệp Hòa đóng vai trò là trung tâm phát triển công nghiệp mới của tỉnh, là động lực phát triển kinh tế của khu vực phía Tây – Nam của Tỉnh; phát triển đô thị, dịch vụ là động lực quan trọng của Hiệp Hòa trong thời gian tới.
Phát triển đô thị với khu trung tâm là thị trấn Thắng hiện nay, tổ chức các khu vực phát triển Công nghiệp dịch vụ trên tuyến đường Vành đai IV (ĐT398) và QL37, ĐT296, kết nối không gian trục phát triển với tỉnh Thái Nguyên, Bắc Ninh và TP. Hà Nội.
(4) Đô thị Nham Biền: Là trung tâm huyện lỵ huyện Yên Dũng có vai trò động lực trung tâm phát triển kinh tế phía nam của dải trung tâm, có điều kiện thuận lợi phát triển đô thị dịch vụ gắn với khu Công nghiệp Yên Lư, Đức Giang là điểm kết nối quan trọng trong không gian nối QL1A với trục phát triển kinh tế phía Đông của tỉnh, tổ chức trung tâm trung chuyển hàng hóa theo tuyến đường thủy của sông Lục Nam tại huyện Yên Dũng thúc đẩy giao lưu hàng hóa vận tải đường thủy tới cảng biển Hải phòng và Quảng ninh; kết nối không gian phát triển công nghiệp, du lịch tâm linh với thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương qua cầu Đồng Việt, cầu nối Trí Yên với thị xã Chí Linh.
Các đô thị thuộc Tiểu vùng phía Bắc
Bao gồm các huyện Yên Thế, Tân Yên, Lạng Giang lấy Vôi là đô thị trung tâm tiểu vùng, với tổng diện tích tự nhiên khoảng 759 km2.
Định hướng đô thị trung tâm (Thị trấn Vôi): Mở rộng về các hướng có thế mạnh đất đai, thuận lợi phát triển dịch vụ và khai thác lợi thế giao thông liên vùng trong đó có trục cao tốc Hà Nội – Lạng Sơn, xây dựng trở thành đô thị loại IV.
Có vai trò là trung tâm tăng trưởng, động lực thúc đẩy phát triển kinh tế huyện Lạng Giang và tiểu vùng phía Bắc. Ranh giới hành chính hiện nay có diện tích tự nhiên khoảng 19,34km², dân số khoảng 16.930 người.
Các đô thị thuộc Tiểu vùng phía Đông
Bao gồm huyện Lục Ngạn, Lục Nam và Sơn Động lấy đô thị Chũ làm đô thị trung tâm, với tổng diện tích tự nhiên khoảng 2.500km2.
Định hướng đô thị trung tâm (Thị trấn Chũ): Là đô thị trung tâm vùng phía Đông của tỉnh. Tập trung đầu tư xây dựng vững chắc là đô thị loại IV, có chức năng là trung tâm kinh tế – đầu tầu tăng trưởng cho khu vực phía Đông; trung tâm chuyển giao khoa học kỹ thuật phát triển nông – lâm nghiệp; Trung tâm tài chính – ngân hàng dịch vụ thương mại, bán buôn bán lẻ, đầu mối phân phối hàng nông – lâm sản quy mô lớn phục vụ thị trường trong và ngoài nước; Trung tâm văn hóa lễ hội – thể thao – dịch vụ du lịch vùng phía Đông tỉnh; Trung tâm cung ứng vật tư nông nghiệp và sản xuất cây ăn quả đặc sản (vải thiều, cam, bưởi …) chất lượng cao của vùng và cả nước.
Quy hoạch đô thị tỉnh Bắc Giang đến năm 2030
Đến năm 2030, toàn tỉnh có 29 đô thị gồm:
- 01 đô thị loại I: TP. Bắc Giang.
- 01 Đô thị loại III: Thị xã Việt Yên.
- 04 đô thị loại IV: Thị xã Hiệp Hòa, Thị trấn Chũ mở rộng, thị trấn Vôi và thị trấn Đồi Ngô.
23 thị trấn là đô thị loại V, trong đó:
+ 09 đô thị đã có: thị trấn Tân An, thị trấn Nham Biền ( huyện Yên Dũng); thị trấn An Châu, thị trấn Tây Yên Tử (huyện Sơn Động); thị trấn Phồn Xương, thị trấn Bố Hạ (huyện Yên Thế); thị trấn Cao Thượng, thị trấn Nhã Nam (huyện Tân Yên), thị trấn Kép (huyện Lạng Giang),
+ 14 đô thị thành lập mới gồm: Tiền Phong, Nội Hoàng, Đức Giang – huyện Yên Dũng; Biển Động, Tân Sơn – huyện Lục Ngạn; Phương Sơn, Cẩm Lý, Lan Mẫu – huyện Lục Nam; Bỉ (Ngọc Thiện), Việt Lập – huyện Tân Yên, Mỏ Trạng – huyện Yên Thế;Tân Dĩnh, Tân Hưng, Thái Đào – huyện Lạng Giang.
Quy hoạch tầm nhìn đến năm 2050
Đến năm 2050, tỷ lệ đô thị hóa toàn tỉnh đạt 70-75%, trong đó có 3 thành phố trực thuộc tỉnh, 2 thị xã và 22 thị trấn, cụ thể như sau:
- 01 đô thị loại I: Thành phố Bắc Giang (sáp nhập huyện Yên Dũng vào thành phố Bắc Giang).
- 01 đô thị loại II: thành phố Việt Yên.
- 01 đô thị loại III: thành phố Hiệp Hòa.
- 04 đô thị loại IV: thị xã Lạng Giang (bao gồm toàn bộ huyện Lạng Giang), Thị xã Chũ (bao gồm toàn bộ huyện Lục Ngạn), thị trấn Đồi Ngô, thị trấn Cao Thượng.
– 18 thị trấn là đô thị loại V:
+ 11 đô thị đã có từ năm 2030: An Châu, Tây Yên Tử, Phồn Xương, Bố Hạ, Mỏ Trạng, Nhã Nam, Bỉ, Việt Lập, Phương Sơn, Lan Mẫu, Cẩm Lý, (Giảm thị trấn Biển Động, Tân Sơn do thành lập thị xã Chũ; giảm thị trấn Vôi, Kép, Tân Hưng, Thái Đào, Tân Dĩnh do thành lập thị xã Lạng Giang; giảm Nham Biền, Tân An, Nội Hoàng, Tiền Phong, Đức Giang do sát nhập về Thành phố Bắc Giang).
+ 04 đô thị thành lập mới gồm: Nghĩa Phương, Đồng Đỉnh, Phúc Sơn, Ngọc Vân.
Phương án phát triển đô thị của từng huyện, thành phố
Thành phố Bắc Giang
– Giai đoạn 2020-2025: Tiếp tục phát triển hệ thống hạ tầng, nâng cao chất lượng đô thị. đô thị loại II. Lập Điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố hướng tới lên đô thị loại I để mở rộng không gian đô thị.
– Giai đoạn 2025-2030: Trở thành đô thị loại I, hoàn thiện các tiêu chí còn yếu, còn thiếu, phát triển hệ thống hạ tầng, cài thiện môi trường và chất lượng sống của người dân….
Tính chất
- Là đô thị trung tâm phía Đông Bắc của Vùng thủ đô Hà Nội, cửa ngõ xuất nhập khẩu, trung tâm tiếp vận- trung chuyển hàng hóa của Vùng thủ đô Hà Nội.
- Là thành phố đô thị tỉnh lỵ, trung tâm chính trị – kinh tế, văn hóa- xã hội và khoa học kỹ thuật của tỉnh Bắc Giang.
- Có vị trí chiến lược quan trọng về an ninh quốc phòng.
- Là Trung tâm dịch vụ thương mại, vận tải logistic, du lịch vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng sinh thái, trung tâm phát triển công nghiệp, đào tạo, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho công nghiệp, dịch vụ và đưa người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng động phía Bắc Vùng Đồng bằng và Trung du Bắc bộ.
Chức năng
– Trung tâm dịch vụ của tỉnh và vùng phụ cận. Tiếp tục phát triển các dịch vụ sản xuất như tài chính, ngân hàng, tín dụng, bảo hiểm, cung ứng…; các dịch vụ y tế, vui chơi giải trí, mua sắm.
Tập trung phát triển mạnh mẽ dịch vụ vận tải logistic gắn với phát triển hệ thống cảng thủy nội địa; quy hoạch thu hút đầu tư 01 trung tâm thương mại tổng hợp (chợ đầu mối) cấp vùng, là đầu mối trung chuyển hàng hóa, giới thiệu các loại hàng hóa có thương hiệu của Tỉnh.
Phát triển các trung tâm giải trí, du lịch, nghỉ dưỡng, sinh thái cuối tuần cho người dân Hà nội và vùng phụ cận.
Trung tâm đào tạo, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho các KCN, CCN và đi làm việc ở nước ngoài.
– Phát triển công nghiệp với KCN Song Khê – Nội Hoàng, các cụm công nghiệp hiện có; phát triển mới KCN Song Mai – Nghĩa Trung. Tiếp tục duy trì công nghiệp đạm – hóa chất, may mặc; phát triển các loại hình công nghiệp sạch, ít gây ô nhiễm như công nghiệp công nghệ cao, sản xuất hàng tiêu dùng, chế biến nông lâm sản…
Huyện Việt Yên
– Giai đoạn 2020-2025: lập chương trình phát triển đô thị toàn huyện làm cơ sở đầu tư xây dựng để thực hiện lập đề án cả huyện Việt Yên là đô thị loại IV, đầu tư nâng cao chất lượng hạ tầng xã hội và kỹ thuật cho 07 xã Quang Châu, Hồng Thái, Tự Lạn, Tăng Tiến, Vân Trung, Ninh Sơn, Quang Minh tiệm cận các tiêu chí phường nội thị; Lập đề án công nhận đô thị Việt Yên là thị xã; Thành lập thị xã Việt Yên.
– Giai đoạn 2025-2030: Tiếp tục phát triển, hoàn thiện hệ thống hạ tầng, đáp ứng tiêu chuẩn đô thị loại III; lập đề án công nhận thị xã Việt Yên là đô thị loại III;
Tính chất
- Là Đô thị cửa ngõ phía Tây Nam của tỉnh Bắc Giang với các ngành kinh tế chủ đạo là: Công nghiệp, dịch vụ trung chuyển, dịch vụ thương mại tổng hợp, đào tạo, sản xuất nông lâm nghiệp, thủy sản, du lịch nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí kết hợp văn hóa tâm linh.
- Có vị trí trung gian quan trọng nối trung tâm phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh, thành phố Bắc Giang với các tỉnh Bắc Ninh, Hà Nội, Thái Nguyên.
- Là một trung tâm du lịch tâm linh cấp vùng;
- Là đầu mối giao thông đường bộ của vùng, Quốc gia; Có vai trò quan trọng về an ninh quốc phòng của Vùng Hà Nội.
Không gian phát triển nội thị và ngoại thị
Khu vực nội thị bao gồm 9 đơn vị hành chính: Thị trấn Bích Động, thị trấn Nếnh, Hồng Thái, Tăng Tiến, Quảng Minh, Ninh Sơn, Vân Trung, Quang Châu và Tự Lạn.
Huyện Hiệp Hòa
– Giai đoạn 2020-2025: Thành lập 02 thị trấn Bách Nhẫn và Phố Hoa Hoàn thiện hệ thống hạ tầng và khắc phục các mặt còn yếu, còn thiếu của các đô thị; Từng bước thực hiện công tác đưa toàn Huyện Hiệp Hòa đạt tiêu chí đô thị loại IV (cần tập trung đầu tư các xã dự kiến làm nội thị tiệm cận các tiêu chí Phường để thành lập đô thị loại IV và lên thị xã gồm: TT thắng, các xã Hùng Sơn, Thái Sơn, Thường Thắng, Danh Thắng, Lương Phong, Đoan Bái, Bắc Lý, Hương Lâm, Châu Minh và Mai Đình.
– Giai đoạn 2025-2030: Toàn huyện là đô thị loại IV, thành lập thị xã Hiệp Hòa.
Tính chất
Là trung tâm hành chính, chính trị, kinh tế, văn hóa, động lực phát triển phía Tây – Nam của tỉnh Bắc Giang; là trung tâm công nghiệp, nông nghiệp hàng hóa chất lượng cao và dịch vụ thương mại.
Không gian phát triển nội thị và ngoại thị
Khu vực dự kiến phát triển nội thị được lựa chọn gồm TT thắng, Hùng Sơn + Thái Sơn, Bắc Lý, Thường Thắng, Danh Thắng, Lương Phong, Đoan Bái, Hương Lâm, Châu Minh, Mai Đình – là khu vực có mật độ dân cư khá tập trung có tiềm năng phát triển đạt tiêu chuẩn phường nội thị.
Không gian xây dựng trong khu vực nội thị được lựa chọn trên cơ sở các khu dân cư hiện hữu và mở rộng, đồng thời phải đảm bảo mạch thoát nước chính, hoạt động của hệ thống thủy lợi và sản xuất nông nghiệp trong quá trình đô thị hóa và khai thác các tuyến giao thông kết nối.
Huyện Yên Dũng
– Giai đoạn 2020-2025: Tiếp tục hoàn thiện hệ thống hạ tầng, khắc phục các mặt còn yếu, còn thiếu của đô thị; Thành lập 2 thị trấn – đô thị loại V là Tiền Phong và Nội Hoàng; Hoàn thiện hệ thống hạ tầng trên địa bàn Huyện Yên Dũng;
– Giai đoạn 2025-2030: Thành lập thêm 1 thị trấn – đô thị loại V là Đức Giang.
Đô thị Nham Biền:
Tính chất: Là trung tâm kinh tế, văn hóa, công nghiệp thuộc huyện Yên Dũng; Là đô thị dịch vụ du lịch gắn với khu dịch vụ du lịch sinh thái núi Nham Biền và sân golf Yên Dũng. Là đô thị công nghiệp gắn với khu, cụm công nghiệp của huyện.
Thị trấn Nham Biền hiện hữu là thị trấn loại V, được thành lập trên cơ sở sáp nhập xã Nham Sơn, xã Thắng Cương và thị trấn Neo theo Nghị quyết số 813 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Bắc Giang.
Tổ chức không gian phát triển đô thị:
Tiếp tục hoàn thiện hệ thống hạ tầng, khắc phục các mặt còn yếu, còn thiếu của đô thị. Xây dựng hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật phục vụ đô thị theo tiêu chuẩn đô thị loại V. Xây dựng các khu chức năng của đô thị phát triển gắn với các trục không gian chính của đô thị.
Đô thị Tân An:
Tính chất: Là trung tâm kinh tế, văn hóa, công nghiệp thuộc huyện Yên Dũng.
Thị trấn Tân An hiện hữu là đô thị loại V, được thành lập trên cơ sở sáp nhập thị trấn Tân Dân và xã Tân An theo Nghị quyết số 813 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Bắc Giang.
Tổ chức không gian phát triển đô thị:
Tiếp tục hoàn thiện hệ thống hạ tầng, khắc phục các mặt còn yếu, còn thiếu của đô thị. Xây dựng hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật phục vụ đô thị theo tiêu chuẩn đô thị loại V. Xây dựng các khu chức năng của đô thị phát triển gắn với các trục không gian chính của đô thị.
Đô thị Tiền Phong:
Tính chất: Là trung tâm kinh tế, văn hóa, công nghiệp thuộc huyện Yên Dũng.
Đô thị Tiền Phong là thị trấn – đô thị loại V mới phát triển, hình thành trên cơ sở hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật của xã Tiền Phong hiện nay.
Tổ chức không gian phát triển đô thị:
+ Đến năm 2025: Xây dựng hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật phục vụ đô thị theo tiêu chuẩn đô thị loại V. Thành lập thị trấn Tiền Phong. Xây dựng các khu chức năng của đô thị phát triển gắn với các trục không gian chính của đô thị.
+ Đến năm 2030: Xây dựng các khu chức năng của đô thị phát triển gắn với các trục không gian chính của đô thị. Khắc phục các tiêu chí còn thiếu còn yếu của đô thị loại V.
Đô thị Nội Hoàng:
Tính chất: Là trung tâm kinh tế, văn hóa, công nghiệp thuộc huyện Yên Dũng.
Đô thị Nội Hoàng là thị trấn – đô thị loại V mới phát triển, hình thành trên cơ sở hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật của xã Nội Hoàng hiện nay.
Tổ chức không gian phát triển đô thị:
+ Đến năm 2025: Xây dựng hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật phục vụ đô thị theo tiêu chuẩn đô thị loại V. Thành lập thị trấn Nội Hoàng. Xây dựng các khu chức năng của đô thị phát triển gắn với các trục không gian chính của đô thị.
+ Đến năm 2030: Xây dựng các khu chức năng của đô thị phát triển gắn với các trục không gian chính của đô thị. Khắc phục các tiêu chí còn thiếu còn yếu của đô thị loại V.
Đô thị Đức Giang:
Tính chất: Là trung tâm kinh tế, văn hóa, công nghiệp thuộc huyện Yên Dũng.
Đô thị Đức Giang là thị trấn – đô thị loại V mới phát triển, hình thành trên cơ sở hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật của xã Đức Giang hiện nay.
Tổ chức không gian phát triển đô thị:
+ Đến năm 2025: Củng cố các tiêu chí nông thôn mới của xã Đức Giang góp phần đưa huyện Yên Dũng đạt tiêu chuẩn huyện nông thôn mới.
+ Đến năm 2030: Xây dựng hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật phục vụ đô thị theo tiêu chuẩn đô thị loại V. Thành lập thị trấn Đức Giang. Xây dựng các khu chức năng của đô thị phát triển gắn với các trục không gian chính của đô thị.
Huyện Tân Yên
– Giai đoạn 2020-2025: Củng cố và phát triển hạ tầng, phát triển dịch vụ, công nghiêp, tăng chất lượng và sức hấp dẫn đô thị, thu hút đầu tư và lao động ngoài địa phương;
– Giai đoạn 2025-2030: Thành lập đô thị Bỉ, đô thị Việt Lập và đề án công nhận 2 đô thị đạt đô thị loại V;
Đô thị Cao Thượng
Tính chất: Là trung tâm hành chính, kinh tế, chính trị, văn hóa, du lịch, dịch vụ, thương mại, dịch vụ công – nông nghiệp của huyện Tân Yên.
Thị trấn Cao Thượng hiện hữu là đô thị loại V (Theo Nghị quyết số 813 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Bắc Giang, sáp nhập xã Cao Thượng vào thị trấn Cao Thượng).
Tổ chức không gian phát triển đô thị:
+ Đến năm 2025: Tiếp tục hoàn thiện hệ thống hạ tầng, khắc phục các mặt còn yếu, còn thiếu của đô thị. Xây dựng hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật phục vụ đô thị theo tiêu chuẩn đô thị loại V. Xây dựng các khu chức năng của đô thị phát triển gắn với các trục không gian chính của đô thị.
Đô thị Nhã Nam
Tính chất: Là đô thị dịch vụ thương mại – công nghiệp của huyện Tân Yên.
Thị trấn Nhã Nam hiện hữu là đô thị loại V (Theo Nghị quyết số 813 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Bắc Giang, sáp nhập xã Nhã Nam vào thị trấn Nhã Nam).
Tổ chức không gian phát triển đô thị:
+ Đến năm 2025: Tiếp tục hoàn thiện hệ thống hạ tầng, khắc phục các mặt còn yếu, còn thiếu của đô thị. Xây dựng hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật phục vụ đô thị theo tiêu chuẩn đô thị loại V. Xây dựng các khu chức năng của đô thị phát triển gắn với các trục không gian chính của đô thị.
Đô thị Bỉ
Tính chất: Là đô thị dịch vụ thương mại – công nghiệp của huyện Tân Yên.
Đô thị Bỉ là thị trấn – đô thị loại V mới phát triển, hình thành trên cơ sở hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật của xã Ngọc Thiện hiện nay.
Tổ chức không gian phát triển đô thị:
+ Đến năm 2030: Xây dựng hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật phục vụ đô thị theo tiêu chuẩn đô thị loại V. Thành lập thị trấn Bỉ (Ngọc Thiện). Xây dựng các khu chức năng của đô thị phát triển gắn với các trục không gian chính của đô thị.
Đô thị Việt Lập
Tính chất: Là đô thị dịch vụ thương mại – công nghiệp của huyện Tân Yên.
Đô thị Việt Lập là thị trấn – đô thị loại V mới phát triển, hình thành trên cơ sở hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật của xã Việt Lập hiện nay.
Tổ chức không gian phát triển đô thị:
+ Đến năm 2025: Tiếp tục củng cố các tiêu chí nông thôn mới của xã Việt Lập.
+ Đến năm 2030: Xây dựng hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật phục vụ đô thị theo tiêu chuẩn đô thị loại V. Thành lập thị trấn Việt Lập. Xây dựng các khu chức năng của đô thị phát triển gắn với các trục không gian chính của đô thị.
Huyện Yên Thế
– Giai đoạn 2020-2025: Củng cố và phát triển hạ tầng, phát triển dịch vụ, công nghiêp, tăng chất lượng và sức hấp dẫn đô thị, thu hút đầu tư và lao động ngoài địa phương;
– Giai đoạn 2025-2030: Lập đề án công nhận đô thị Mỏ Trạng đạt đô thị loại V. Thành lập thị trấn Mỏ Trạng; Mở rộng thị trấn Bố Hạ (bao gồm cả xã Tân Sỏi);
Đô thị Phồn Xương
Tính chất: Là trung tâm hành chính, kinh tế, chính trị, văn hóa, du lịch, dịch vụ, thương mại, dịch vụ công – nông nghiệp của huyện Yên Thế.
Thị trấn Phồn Xương hiện hữu là đô thị loại V, được thành lập theo Nghị quyết số 813 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Bắc Giang, trên cơ sở nhập thị trấn Cầu Gồ và xã Phồn Xương.
Tổ chức không gian phát triển đô thị:
Tiếp tục hoàn thiện hệ thống hạ tầng, khắc phục các mặt còn yếu, còn thiếu của đô thị. Xây dựng hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật phục vụ đô thị theo tiêu chuẩn đô thị loại V. Xây dựng các khu chức năng của đô thị phát triển gắn với các trục không gian chính của đô thị.
Đô thị Bố Hạ
Tính chất: Là đô thị dịch vụ thương mại – công nghiệp của huyện Yên Thế.
Thị trấn Bố Hạ hiện hữu là đô thị loại V (Theo Nghị quyết số 813 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Bắc Giang, nhập toàn bộ xã Bố Hạ vào thị trấn Bố Hạ).
Tổ chức không gian phát triển đô thị:
+ Đến năm 2025: Tiếp tục hoàn thiện hệ thống hạ tầng, khắc phục các mặt còn yếu, còn thiếu của đô thị. Xây dựng hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật phục vụ đô thị theo tiêu chuẩn đô thị loại V. Xây dựng các khu chức năng của đô thị phát triển gắn với các trục không gian chính của đô thị.
+ Đến năm 2030: Mở rộng thị trấn Bố Hạ (bao gồm xã Tân Sỏi)
Đô thị Mỏ Trạng
Tính chất: Là đô thị dịch vụ thương mại – công nghiệp của huyện Yên Thế.
Đô thị Mỏ Trạng là thị trấn – đô thị loại V mới phát triển, hình thành trên cơ sở hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật của xã Mỏ Trạng hiện nay.
Tổ chức không gian phát triển đô thị
+ Đến năm 2025: Củng cố các tiêu chí của xã Tam Tiến tiệm cận các tiêu chí đô thị loại V.
+ Đến năm 2030: Xây dựng hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật phục vụ đô thị theo tiêu chuẩn đô thị loại V cho đô thị Mỏ Trạng (xã Tam Tiến). Thành lập thị trấn Mỏ Trạng. Xây dựng các khu chức năng của đô thị phát triển gắn với các trục không gian chính của đô thị.
Huyện Lạng Giang
– Giai đoạn 2020-2025: Củng cố và phát triển hạ tầng, phát triển dịch vụ, công nghiệp, tăng chất lượng và sức hấp dẫn đô thị, thu hút đầu tư và lao động ngoài địa phương; rà soát các tiêu chí còn yếu, còn thiếu để đầu tư và phát triển; Lập đề án công nhận đô thị Vôi là đô thị loại IV.
– Giai đoạn 2025-2030: Lập đề án công nhận các xã Mỹ Thái, Nghĩa Hòa, Tân Hưng, Tiên Lục, Xương Lâm, Tân Dĩnh, Thái Đào là đô thị loại V; thành lập thị trấn Tân Hưng, Thái Đào, Tân Dĩnh. Mở rộng thị trấn Kép, sáp nhập thêm xã Hương Sơn; Đầu tư cơ sở hạ tầng và các nội dung công việc để củng cố các tiêu chí hướng tới cả huyện Lạng Giang thành đô thị loại IV.
Đô thị Vôi
Tính chất: Là trung tâm hành chính, chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội; giáo dục đào tạo, chuyển giao khoa học công nghệ, công nghiệp và hỗ trợ phát triển dịch vụ nông nghiệp của huyện Lạng Giang.
Thị trấn Vôi hiện hữu là đô thị loại V. Đến năm 2025, thị trấn Vôi là đô thị loại IV.
Tổ chức không gian phát triển đô thị:
Đến năm 2030: Giữ nguyên vị trí hiện trạng khu trung tâm hành chính, văn hóa, TDTT, y tế, giáo dục của huyện. Cải tạo nâng cấp, mở rộng và hoàn thiện hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật theo các tiêu chí của đô thị loại IV.
Cải tạo, chỉnh trang bộ mặt kiến trúc, tạo môi trường cảnh quan đẹp, thuận tiện cho giao lưu giữa đô thị với các vùng trong và ngoài tỉnh. Bố trí khu trung tâm dịch vụ thương mại tại phục vụ cho toàn huyện cũng như thị trấn tại khu vực trung tâm thị trấn Vôi và dọc trục giao thông chính của đô thị, nhằm khai thác các yếu tố thuận lợi về vị trí địa lý và thúc đẩy sự phát triển của đô thị cũng như toàn huyện.
Đô thị Kép
Tính chất: Là trung tâm kinh tế, văn hóa, thương mại dịch vụ tổng hợp thuộc huyện Lạng Giang. Là đô thị loại V.
Tổ chức không gian phát triển đô thị:
Đến năm 2030: Xây dựng hạ tầng xã hội, thương mại dịch vụ cho các hoạt động thương mại, giao lưu hàng hóa với tính chất là cảng của khu vực Đông Bắc bộ. Cải tạo nâng cấp và hoàn thiện cơ cở hạ tầng của thị trấn. Xây dựng các khu ở mới gắn kết với các khu ở hiện hữu và các khu chức năng phục vụ đô thị. Các khu vực phát triển mới sẽ xây dựng đồng bộ hạ tầng cơ sở theo tiêu chuẩn đô thị hiện đại.
Nâng cấp cải tạo nhà ở dọc các tuyến đường trục chính đô thị, nhà ở kết hợp dịch vụ thương mại. Hoàn thiện hệ thống các công trình văn hóa, thể dục thể thao, công viên để phục vụ nhu cầu của nhân dân. Tập trung phát triển thương mại phát triển dọc trục giao thông chính của đô thị, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, giao lưu hàng hóa.
Đô thị Tân Hưng
Tính chất: Là đô thị dịch vụ thương mại – công nghiệp của huyện Lạng Giang
Đô thị Tân Hưng là thị trấn – đô thị loại V mới phát triển, hình thành trên cơ sở hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật của xã Tân Hưng hiện nay.
Tổ chức không gian phát triển đô thị:
Đến năm 2025: Tiếp tục củng cố các tiêu chí nông thôn mới của xã Tân Hưng.
Đến năm 2030: Xây dựng hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật phục vụ đô thị theo tiêu chuẩn đô thị loại V. Xây dựng các khu chức năng của đô thị phát triển gắn với các trục không gian chính của đô thị.
Đô thị Tân Dĩnh
Tính chất: Là trung tâm kinh tế, văn hóa, công nghiệp thuộc huyện Lạng Giang.
Đô thị Tân Dĩnh là thị trấn – đô thị loại V mới phát triển, hình thành trên cơ sở hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật của xã Tân Dĩnh hiện nay.
Tổ chức không gian phát triển đô thị:
Đến năm 2025: Tiếp tục củng cố các tiêu chí nông thôn mới của xã Tân Dĩnh.
Đến năm 2030: Xây dựng hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật phục vụ đô thị theo tiêu chuẩn đô thị loại V. Xây dựng các khu chức năng của đô thị phát triển gắn với các trục không gian chính của đô thị.
Đô thị Thái Đào
Tính chất: Là trung tâm kinh tế, văn hóa, công nghiệp thuộc huyện Lạng Giang.
Đô thị Thái Đào là thị trấn – đô thị loại V mới phát triển, hình thành trên cơ sở hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật của xã Thái Đào hiện nay.
Tổ chức không gian phát triển đô thị:
Đến năm 2025: Tiếp tục củng cố các tiêu chí nông thôn mới của xã Thái Đào.
Đến năm 2030: Xây dựng hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật phục vụ đô thị theo tiêu chuẩn đô thị loại V. Xây dựng các khu chức năng của đô thị phát triển gắn với các trục không gian chính của đô thị.
Huyện Lục Nam
– Giai đoạn 2020-2025: Thành lập thị trấn Phương Sơn; Lập đề án công nhận Cẩm Lý, Lan Mẫu là đô thị loại V. Tiếp tục phát triển hệ thống hạ tầng, nâng cao chất lượng đô thị. Hoàn thiện hạ tầng, thu hút đầu tư vào các khu vực có tiềm năng phát triển gồm xã Bảo Sơn, Đồng Đỉnh (xã Bình Sơn), Nghĩa Phương, suối Nứa (xã Đông Hưng);
– Giai đoạn 2025-2030: Thành lập thị trấn Cẩm Lý, Lan Mẫu; Lập đề án công nhận đô thị loại V cho các đô thị Bảo Sơn (xã Bảo Sơn), Đồng Đỉnh (xã Bình Sơn), Nghĩa Phương, suối Nứa (xã Đông Hưng).
Đô thị Đồi Ngô
Tính chất: Là trung tâm hành chính, kinh tế – văn hóa và giáo dục của huyện Lục Nam, là đô thị thương mại – dịch vụ – công nghiệp, nông nghiệp kỹ thuật cao, văn minh hiện đại, năng động có vai trò là trung tâm kinh tế của tiểu vùng phía Đông tỉnh Bắc Giang và khu vực phụ cận.
Thị trấn Đồi Ngô hiện hữu là đô thị loại IV.
Tổ chức không gian phát triển đô thị:
Đến năm 2025: Giữ nguyên vị trí hiện trạng khu trung tâm hành chính, văn hóa, y tế, giáo dục của huyện. Cải tạo nâng cấp, mở rộng và hoàn thiện hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật theo các tiêu chí của đô thị loại IV.
Hướng đô thị phát triển chủ yếu về phía Nam (khu vực xã Tiên Hưng) và phía Đông (thị trấn Lục Nam), gắn với khu du lịch sinh thái tâm linh Suối Mỡ trên trục đường Tây Yên Tử. Khu vực xây dựng mới chủ yếu lựa chọn vào các vùng đất trống và đất nông nghiệp có cao độ và nền đất xây dựng thuận lợi. Định hướng phát triển không gian được phân thành 4 khu bao gồm:
- Khu số 1 (Khu vực phía Nam đường tỉnh 293),
- Khu số 2 (Khu vực thị trấn Lục Nam),
- Khu số 3 (Khu trung tâm hiện hữu),
- Khu số 4 (Khu phía Đông Bắc).
Xây dựng trung tâm thể dục thể thao thị trấn Đồi Ngô mở rộng; xây dựng và tôn tạo hệ thống ngòi ngập nước khu vực xã Tiên Hưng; xây dựng tuyến đường trục chính đô thị nối QL31 với ĐT293; xây dựng tuyến đường tránh thị trấn Đồi Ngô;
Xây dựng hệ thống cầu qua sông Lục Nam; xây dựng trung tâm nông nghiệp chất lượng cao khu vực phía Nam xã Tiên Hưng; xây dựng hệ thống các trạm xử lý nước thải tập trung; cải tạo hệ thống cây xanh, vườn hoa trong thị trấn; xây dựng các công trình đầu mối dịch vụ thương mại, hạ tầng kỹ thuật;
Hoàn thiện hệ thống cấp nước khu vực thị trấn Lục Nam và khu vực xã Tiên Hưng; nâng cấp hoàn thiện hệ thống chiếu sáng đô thị; xây dựng, cải tạo mở rộng khu xử lý rác thải khu vực thị trấn Lục Nam và xã Cương Sơn.
Đô thị Phương Sơn
Tính chất: Là đô thị dịch vụ thương mại – công nghiệp thuộc huyện Lục Nam.
Đô thị Phương Sơn là thị trấn – đô thị loại V mới phát triển, hình thành trên cơ sở hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật của xã Phương Sơn hiện nay.
Tổ chức không gian phát triển đô thị:
Đến năm 2025: Xây dựng hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật phục vụ đô thị theo tiêu chuẩn đô thị loại V. Xây dựng các khu chức năng của đô thị phát triển gắn với các trục không gian chính của đô thị.
Đô thị Cẩm Lý
Tính chất: Là đô thị dịch vụ thương mại – công nghiệp thuộc huyện Lục Nam.
Đô thị Cẩm Lý là thị trấn – đô thị loại V mới phát triển, hình thành trên cơ sở hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật của xã Cẩm Lý hiện nay.
Tổ chức không gian phát triển đô thị:
Đến năm 2025: Củng cố các tiêu chí của xã Cẩm Lý góp phần đưa huyện Lục Nam đạt tiêu chuẩn huyện nông thôn mới.
Đến năm 2030: Xây dựng hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật phục vụ đô thị theo tiêu chuẩn đô thị loại V. Xây dựng các khu chức năng của đô thị phát triển gắn với các trục không gian chính của đô thị.
Đô thị Lan Mẫu
Tính chất: Là đô thị dịch vụ thương mại – công nghiệp thuộc huyện Lục Nam.
Đô thị Lan Mẫu là thị trấn – đô thị loại V mới phát triển, hình thành trên cơ sở hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật của xã Lan Mẫu hiện nay.
Tổ chức không gian phát triển đô thị:
Đến năm 2025: Củng cố các tiêu chí nông thôn mới của xã Lan Mẫu góp phần đưa huyện Lục Nam đạt tiêu chuẩn huyện nông thôn mới.
Đến năm 2030: Xây dựng hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật phục vụ đô thị theo tiêu chuẩn đô thị loại V. Xây dựng các khu chức năng của đô thị phát triển gắn với các trục không gian chính của đô thị.
Huyện Lục Ngạn
– Giai đoạn 2020-2025: Tiếp tục phát triển hệ thống hạ tầng, nâng cao chất lượng đô thị; Mở rộng ranh giới hành chính thị trấn Chũ (thêm các xã: Trù Hựu, và một phần các xã Phượng Sơn, Hồng Giang, Mỹ An, Nam Dương, Thanh Hải, Kiên Lao, Kiên Thành, Tân Mộc, Tân Lập, Quý Sơn). Lập đề án công nhận đô thị loại V cho đô thị Biển Động. Thành lập thị trấn Biển Động.
– Giai đoạn 2025-2030: Lập đề án công nhận đô thị loại V cho đô thị Tân Sơn; Tiếp tục hoàn thiện các tiêu chí đô thị loại IV của thị trấn Chũ.
Đô thị Chũ
Tính chất:
Là đô thị trung tâm vùng phía Đông của tỉnh. Là trung tâm kinh tế – đầu tầu tăng trưởng cho khu vực phía Đông; trung tâm chuyển giao khoa học kỹ thuật phát triển nông – lâm nghiệp; Trung tâm tài chính – ngân hàng dịch vụ thương mại, bán buôn bán lẻ, đầu mối phân phối hàng nông – lâm sản quy mô lớn phục vụ thị trường trong và ngoài nước; Trung tâm văn hóa lễ hội – thể thao – dịch vụ du lịch vùng phía Đông tỉnh; Trung tâm cung ứng vật tư nông nghiệp và sản xuất cây ăn quả đặc sản chất lượng cao của vùng và cả nước.
Thị trấn Chũ hiện hữu là đô thị loại IV. Đến năm 2025, tiếp tục phát triển hệ thống hạ tầng, nâng cao chất lượng đô thị; Mở rộng ranh giới hành chính thị trấn Chũ (thêm các xã: Trù Hựu, một phần các xã Phượng Sơn, Hồng Giang, Mỹ An, Nam Dương, Thanh Hải, Kiên Lao, Kiên Thành, Tân Mộc, Tân Lập, Quý Sơn). Giai đoạn năm 2020 – 2030: Tập trung đầu tư xây dựng vững chắc là đô thị loại IV và dự kiến trở thành thị xã giai đoạn năm 2030 – 2050.
Đô thị Biển Động
Tính chất: Là đô thị dịch vụ thương mại – dịch vụ thuộc huyện Lục Ngạn.
Đô thị Biển Động là thị trấn – đô thị loại V mới phát triển, hình thành trên cơ sở hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật của xã Biển Động hiện nay.
Tổ chức không gian phát triển đô thị:
Đến năm 2025: Xây dựng hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật phục vụ đô thị theo tiêu chuẩn đô thị loại V, thành lập thị trấn Biển Động.
Đến năm 2030: Xây dựng các khu chức năng của đô thị phát triển gắn với các trục không gian chính của đô thị.
Đô thị Tân Sơn
Tính chất: Là đô thị dịch vụ thương mại – dịch vụ du lịch phía Bắc huyện Lục Ngạn. Phát triển đô thị mới gắn với tuyến Quốc lộ 279, tỉnh lộ 298C và khu du lịch sinh thái hồ Cấm Sơn.
Đô thị Tân Sơn là thị trấn – đô thị loại V mới phát triển, hình thành trên cơ sở hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật của xã Tân Sơn hiện nay.
Tổ chức không gian phát triển đô thị:
Đến năm 2025: Tiếp tục củng cố các tiêu chí của xã nông thôn mới.
Đến năm 2030: Xây dựng hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật phục vụ đô thị theo tiêu chuẩn đô thị loại V. Xây dựng các khu chức năng của đô thị phát triển gắn với các trục không gian chính của đô thị.
Huyện Sơn Động
– Giai đoạn 2020-2025: Tiếp tục phát triển hệ thống hạ tầng, nâng cao chất lượng đô thị; Tập trung các nguồn lực phát triển hạ tầng, thu hút đầu tư, lao động;
– Giai đoạn 2025-2030: Tiếp tục phát triển hệ thống hạ tầng, nâng cao chất lượng các đô thị trên địa bàn huyện Sơn Động;
Đô thị An Châu
Tính chất: Là trung tâm hành chính, chính trị, kinh tế-văn hóa, dịch vụ, thương mại và giáo dục của huyện Sơn Động.
Là đô thị thương mại-dịch vụ văn minh, năng động có vai trò là trung tâm kinh tế của tiểu vùng phía Đông tỉnh Bắc Giang và khu vực phụ cận.
Thị trấn An Châu hiện hữu là đô thị loại V.
Tổ chức không gian phát triển đô thị:
– Nâng cấp, cải tạo, hoàn thiện hệ thống hạ tầng đô thị, với tiêu chí của đô thị loại V.
– Giữ nguyên vị trí khu trung tâm đô thị hiện hữu bao gồm trung tâm hành chính-chính trị cấp huyện, các khu hỗn hợp, thương mại dịch vụ, văn phòng, giáo dục, y tế, văn hóa TDTT, công viên cây xanh;
– Phát triển dân cư mới về phía Bắc thị trấn kết hợp khu liên cơ quan và khu trung tâm thể dục thể thao mới của thị trấn; phát triển khu dân cư phía Đông thị trấn kết hợp với công viên cây xanh và hồ điều hòa;
– Phía Nam thị trấn phát triển các trung tâm công cộng kết hợp với khu ở mới; Cải tạo, chỉnh trang các khu dân cư hiện hữu, dân cư phát triển mới phía Bắc và phía Nam thị trấn gắn với khu sinh thái nông nghiệp và hoạt động sản xuất nông-lâm nghiệp; Xây dựng khu du lịch sinh thái thôn Mỏ.
Đô thị Tây Yên Tử
Tính chất: Là đô thị du lịch dịch vụ – thương mại của huyện Sơn Động gắn với khu di tích và danh thắng Tây Yên Tử.
Thị trấn Tây Yên Tử hiện hữu là đô thị loại V.
Tổ chức không gian phát triển đô thị: Nâng cấp, cải tạo, hoàn thiện hệ thống hạ tầng đô thị, với tiêu chí của đô thị loại V.
Tài liệu QH T. Bắc Giang 2030 (16 files; 937,3 MB)
Theo Duan24h.net
(Quy hoạch đô thị tỉnh Bắc Giang : TP Bắc Giang, Hiệp Hòa, Lạng Giang, Lục Nam, Lục Ngạn, Sơn Động, Tân Yên, Việt Yên, Yên Dũng, Yên Thế.)
Ngân Hàng cho vay tiêu dùng, bất động sản, phát hành thẻ 100 triệu tại TP Hà Nội
LIÊN HỆ MR. QUANG
0934.569.938 (ZALO 247)