Quy hoạch tỉnh Lạng Sơn thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050: TP Lạng Sơn, Bắc Sơn, Bình Gia, Cao Lộc, Chi Lăng, Đình Lập, Hữu Lũng, Lộc Bình, Tràng Định, Văn Lãng, Văn Quan.

Vị trí địa lý tỉnh Lạng Sơn

Lạng Sơn là tỉnh miền núi biên giới thuộc vùng Trung du và miền núi phía Bắc (TD&MNPB), nằm ở khu vực Đông Bắc Việt Nam, có vị trí từ 20°27’ đến 22°19’ vĩ độ Bắc và 106°06’ đến 107°21’ kinh độ Đông, phía Bắc giáp tỉnh Cao Bằng, phía Đông Bắc giáp Trung Quốc, phía Đông giáp tỉnh Quảng Ninh, phía Nam giáp tỉnh Bắc Giang và phía Tây giáp tỉnh Bắc Kạn, Thái Nguyên. Diện tích tự nhiên là 831.018 ha, chiếm gần 2,51% tổng diện tích cả nước, và đứng thứ 11 trong 63 tỉnh, thành phố trên cả nước.

Tỉnh Lạng Sơn nằm trên tuyến hành lang kinh tế Nam Ninh (Trung Quốc) – Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh; nằm cạnh tam giác kinh tế Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh. Tỉnh có các tuyến quốc lộ (QL.) quan trọng đi qua tất cả các huyện, thành phố nối sang các tỉnh bạn, bao gồm tuyến QL.1A (Lạng Sơn – Hà Nội – Mũi Cà Mau), QL.1B (Lạng Sơn – Thái Nguyên), QL.3B (Lạng Sơn – Bắc Kạn), QL.4A (Lạng Sơn – Cao Bằng), QL.4B (Lạng Sơn – Quảng Ninh), QL.31 (Lạng Sơn – Bắc Giang), QL.279 (Lạng Sơn – Bắc Giang – Bắc Kạn).

Vị thế địa kinh tế này của tỉnh rất thuận lợi cho phát triển kinh tế, giao lưu hàng hóa trong và ngoài tỉnh, cũng như đối với hoạt động ngoại thương trên địa bàn. Lạng Sơn kết nối thuận tiện với thủ đô Hà Nội (trung tâm kinh tế lớn thứ hai của cả nước).

Lạng Sơn là điểm đầu tiên của Việt Nam trên hai tuyến hành lang kinh tế Nam Ninh (Trung Quốc) – Lạng Sơn – Hà Nội – Hải Phòng và Lạng Sơn – Hà Nội – TP Hồ Chí Minh – Mộc Bài (tham gia hành lang xuyên Á: Nam Ninh – Singapore), là cửa ngõ quan trọng nối Trung Quốc và các nước ASEAN.

Tỉnh có 231,74 km đường biên giới Việt – Trung với 2 cửa khẩu quốc tế (cửa khẩu đường bộ Hữu Nghị và cửa khẩu đường sắt Đồng Đăng), 01 cửa khẩu song phương (Chi Ma) và nhiều cửa khẩu phụ/lối mở kết nối với Khu tự trị dân tộc Choang, Quảng Tây của Trung Quốc. TP Lạng Sơn cách TP Nam Ninh – thủ phủ của Quảng Tây khoảng 230 km.

Nhìn chung, vị trí địa lý của Lạng Sơn có ý nghĩa rất quan trọng về mặt tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội và an ninh, quốc phòng, tạo ra nhiều cơ hội để phát triển KTXH và đặt ra nhiệm vụ trọng yếu trong bảo đảm an ninh, quốc phòng và chủ quyền biên giới quốc gia trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

Trục phát triển và các tuyến hành lang kinh tế

– Trục phát triển kinh tế Đồng Đăng – Hữu Lũng: Trục phát triển này kéo dài từ cửa khẩu Hữu Nghị thị trấn Đồng Đăng và một phần huyện Văn Lãng (các xã Tân Thanh, Tân Mỹ, Cốc Nam) qua thị trấn Cao Lộc, TP Lạng Sơn nối với cao tốc Lạng Sơn – Hà Nội qua địa phận huyện Chi Lăng, huyện Hữu Lũng. Đây là trục động lực và kết nối phát triển kinh tế quan trọng nhất của tỉnh.

Trục phát triển kinh tế Đồng Đăng – Hữu Lũng đóng vai trò kết nối, lan tỏa và mở ra các không gian kinh tế mới quan trọng cho tỉnh Lạng Sơn góp phần thúc đẩy quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa. Hình thành các mạng lưới đô thị động lực trên trục (TP Lạng Sơn mở rộng, đô thị Đồng Mỏ, Chi Lăng, Hữu Lũng) gắn với , phát triển KTCK Đồng Đăng-Lạng Sơn, các khu, cụm công nghiệp, các trung tâm dịch vụ logistics và vận tải, thương mại, du lịch, …

Nhà ở xã hội TP mới Bình Dương ✅, LOẠI THẤP TẦNG (1 TRỆT, 1 LẦU GỒM ĐẤT) hỗ trợ tư vấn làm hồ sơ trả góp lãi suất 4,8%/năm qua Ngân hàng chính sách, liên hệ 0888 266 898 (Ms Ngoan, cập nhật lúc 06:43 PM, 27/04/2024)


Ngoài ra, trục kinh tế này còn đóng vai trò là một trong những trục kinh tế cửa ngõ quốc tế quan trọng trong việc giao lưu phát triển kinh tế-xã hội với Việt Nam và Trung Quốc.

– Hai tuyến hành lang:

(1) Tuyến hành lang kinh tế TP Lạng Sơn -Văn Lãng-Tràng Định (dọc theo cao tốc Đồng Đăng-Trà Lĩnh kết nối với Cao Bằng). Trong kỳ quy hoạch tới, sau khi tuyến cao tốc Đồng Đăng (Lạng Sơn) – Trà Lĩnh (Cao Bằng) xây dựng xong, triển vọng sẽ hình thành tuyến hành lang kinh tế xuyên biên giới thứ ba kết nối Việt Nam với Trung Quốc đó là tuyến Tuyến hành lang kinh tế Hải Phòng – Hà Nội – Lạng Sơn – Cao Bằng – Bách Sắc – Quý Châu – Trùng Khánh (tuyến ngắn nhất từ Trùng Khánh tới cảng Hải Phòng).

Theo đó, tuyến hành lang kinh tế này sẽ tạo cơ hội thúc đẩy phát triển các lĩnh vực thương mại, công nghiệp, nông – lâm nghiệp và du lịch của Vùng kinh tế phía Tây tỉnh Lạng Sơn, đồng thời, tăng cường kết nối và nâng cao vị thế kết nối vùng cho tỉnh Lạng Sơn.

Tuyến hành lang kinh tế này sẽ đóng vai trò chia sẻ, hỗ trợ cho các hoạt động XNK qua cửa khẩu Trà Lĩnh (Cao Bằng) và các cửa khẩu của Lạng Sơn, thúc đẩy phát triển kinh tế thương mại xuyên biên giới cũng như góp phần hình thành tuyến hành lang kinh tế Đông Tây kết nối Cao Bằng – Lạng Sơn – Quảng Ninh – Hải Phòng..

(2) Tuyến hành lang kinh tế TP Lạng Sơn – Lộc Bình – Đình Lập kết nối với Tiên Yên (Quảng Ninh). Trong kỳ Quy hoạch tới, Lạng Sơn sẽ phát triển mạnh tuyến hành lang kinh tế nói trên để kết nối với tỉnh Quảng Ninh, theo QL.4B, tuyến Cao tốc Lạng Sơn – Quảng Ninh kết nối với cao tốc Hạ Long – Vân Đồn.

Tuyến hành lang kinh tế này là một trong những tuyến hành lang quan trọng của tiểu vùng Đông Bắc, mở ra cơ hội giao thương phát triển KTXH đặc biệt trong lĩnh vực thương mại, du lịch, vận tải – logistics; thúc đẩy các vùng sản xuất nông – lâm nghiệp của vùng kinh tế phía Đông của tỉnh.

Ngoài ra, theo định hướng phát triển của quốc gia và vùng đã xác định Lạng Sơn sẽ là trung tâm trung chuyển vận tải đường sắt tốc độ cao kết nối tuyến Trùng Khánh – Nam Ninh – Lạng Sơn – Hà Nội – Hải Phòng.

Tài liệu, bản đồ quy hoạch tỉnh Lạng Sơn

Lưu ý: Hồ sơ quy hoạch tỉnh Lạng Sơn thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 rà soát sau thẩm định

Báo cáo quy hoạch tỉnh Lạng Sơn

Bản đồ hiện trạng

Bản đồ quy hoạch:

17.Bản đồ phương án quy hoạch hệ thống đô thị

18.Bản đồ phương án phát triển không gian

19.BD phương án phát triển Văn hóa-Du Lịch-Thể thao-Di tích Danh lam Thắng cảnh

20A.BD phương án phát triển GD_GDNN_KHCN

20B.BD phương án Phát triển Y tế_ASXH

21.BD phương án phát triển khu cụm CN

22A.BD phương án phát triển mạng lưới cấp điện

22B.BD phương án phát triển thông tin truyền thông – Hạ tầng viễn thông thụ động

23.BD phương án phát triển hệ thống cấp nước SH và XL nước thải – Thoát nước XLCTR và Nghĩa trang

24.BD phương án khai thác Sử dụng Bảo vệ tài nguyên nước

25.BẢN ĐỒ PHƯƠNG ÁN PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG VẬN TẢI

26. Bản đồ phương án phân bổ đất đai (23.11.2023)

27.BD phương án thăm dò khai thác Sử dụng Bảo vệ tài nguyên

28.BD phương án bảo vệ Môi trường Thiên nhiên và Đa dạng Sinh học

29.BD phương án phát triển kết cấu Hạ tầng phòng chống thiên tai Thủy lợi và ứng phó với biến đổi khí hậu

30A.BD phương án quy hoạch vùng liên huyện phía Đông

30B.BD phương án quy hoạch vùng liên huyện phía Tây

30C.BD phương án quy hoạch vùng liên huyện Trung tâm

31.BD vị trí các dự án và thứ tự ưu tiên thực hiện

32.BD tổng hợp quy hoạch tỉnh

33.BD hiện trạng va Định hướng phát triển các khu vực trọng điểm

Tổng hợp bởi Duan24h.net

5/5 - (1 bình chọn)


Theo dõi nhận tin mới và gửi yêu cầu hỗ trợ
TIKTOK | ZALO | TELEGRAM
| FACEBOOK
Đóng góp nội dung, tài liệu liên hệ Zalo 0813.830.830 và nếu thấy nội dung này hữu ích xin hãy chia sẻ.

Dữ liệu được chúng tôi cập nhật liên tục và chia sẻ (tải về) miễn phí, nếu thấy hữu ích bạn có thể ủng hộ (donate) theo thông tin bên dưới. Xin cảm ơn !!!
Ngân hàng OCB / Số TK : 0017107777799999 / Chủ TK : Lê Quang Khải
Ủng hộ qua ví MOMO qua số điện thoại 0813 830 830 hoặc quét mã QR dưới đây:

Ngân Hàng cho vay tiêu dùng, bất động sản, phát hành thẻ 100 triệu tại TP Hà Nội
LIÊN HỆ MR. QUANG 0934.569.938 (ZALO 247)

Bài trướcBản đồ Maldives (Maldives Map, 马尔代夫地图, मालदीव का नक्शा)
Bài tiếp theoBản đồ Châu Phi (Africa Map, Mapa de África, 非洲地图)

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây