Quy hoạch du lịch thành phố Hải Phòng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 bao gồm Đồ Sơn, Dương Kinh, Hải An, Hồng Bàng, Kiến An, Lê Chân, Ngô Quyền, An Dương, An Lão, Bạch Long Vĩ, Cát Hải, Kiến Thụy, Thủy Nguyên, Tiên Lãng, Vĩnh Bảo.
Mục tiêu đến năm 2030
Doanh thu ngành du lịch
- Đến 2025 đạt khoảng 5.500- 6.500 tỷ đồng;
- Đến năm 2030 đạt khoảng 9.000-12.000 tỷ đồng.
Dự báo một số chỉ tiêu khách du lịch đến năm 2030
Nội Dung Đề Xuất
- Lượng khách nội địa đến năm 2025 đặt 9,3 triệu lượt, đến năm 2030 đạt 15,5 triệu lượt.
- Lượng khách quốc tế đến năm 2025 đặt 2,7 triệu lượt, đến năm 2030 đạt 4,5 triệu lượt.
Cập nhật theo thông báo kết luận của Ban Thường vụ Thành ủy số 553-TB/ TU ngày 26/11/2021 về sơ kết 05 năm thực hiện nghị quyết 04-NQ/TU của Ban Thường vụ Thành ủy đẩy mạnh phát triển du lịch Hải Phòng giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2030. Căn cứ năng lực cơ sở vật chất hạ tầng du lịch theo định hướng phân bố không gian du lịch, năng lực thu hút đầu tư các dự án du lịch giải trí, điều kiện tự nhiên và văn hoá.
Dự báo phân bố lượng khách du lịch trên các địa bàn như sau:
- Lượng khách đến Cát Bà khoảng 6 – 7 triệu lượt;
- Đồ Sơn khoảng 4 – 5 triệu lượt người;
- Các khu giải trí dọc sông Cấm – đảo Vũ Yên khoảng 2 – 3 triệu lượt;
- Khu phố Pháp cũ và đô thị nội đô lịch sử khoảng 2 – 3 triệu lượt;
- Đô thị hành chính Bắc sông Cấm khoảng 2 – 3 triệu lượt;
- Đô thị thương mại tài chính (CBD) khoảng 5 – 6 triệu lượt;
- Các điểm du lịch khác trong thành phố khoảng 4 – 5 triệu lượt khách.
Cơ sở lưu trú
- Đến năm 2025: Tổng số phòng lưu trú có từ 14.000 – 15.000 phòng trở lên; Số khách sạn 3 sao trở lên đạt trên 40 khách sạn.
- Đến năm 2030: Tổng số phòng lưu trú có từ 18.000 – 19.000 phòng trở lên; Số khách sạn 3 sao trở lên đạt khoảng 55 khách sạn.
Lao động du lịch Số lượng lao động trự tiếp trong ngành du lịch đến năm 2025 đạt khoảng 20.000 người; Đến năm 2030 đạt khoảng 23.000 – 25.000 người.
Định hướng phát triển du lịch TP Hải Phòng
Định hướng chung
Thành phố Hải Phòng là cửa ngõ về du lịch vùng Đồng bằng sông Hồng và vùng vịnh Bắc Bộ với đảo Cát Bà, Đồ Sơn, vịnh Hạ Long sẽ là những tâm điểm du lịch quốc tế.
– Phát triển du lịch với biển và hệ sinh thái (Cát Bà-Long Châu-Bạch Long Vỹ).
– Phát triển du lịch với thể thao & vui chơi giải trí (Đồ Sơn).
– Phát triển du lịch với di sản văn hoá và đặc trưng đô thị (Đô thị hiện hữu).
– Phát triển du lịch lịch sử văn hoá – hướng về cội nguồn (con đường di sản Cái Bèo – Bạch Đằng Giang – Núi Voi – Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm – khu tưởng niệm Nhà Mạc…).
– Phát triển du lịch với các công viên chuyên đề, dịch vụ và đô thị nghỉ dưỡng (Tiên Lãng).
– Phát triển hạ tầng giao thông cấp vùng để trở thành cửa ngõ du lịch.
Định hướng tổ chức không gian phát triển du lịch theo 6 phân khu
Trong tổ chức không gian phát triển đô thị tại các quận, huyện theo 06 khu:
(1) Phân khu trung tâm (gồm các quận: Lê Chân, Ngô Quyền, Hồng Bàng): Xây dựng các loại hình, sản phẩm du lịch MICE (Du lịch hội nghị, hội thải, …), du lịch ẩm thực, du lịch tham quan, vui chơi giải trí, mua sắm, …
(2) Phân khu phía Đông (bao gồm các quận: Kiến An, Hải An, Dương Kinh và huyện Kiến Thụy): Xây dựng các loại hình, sản phẩm du lịch nông nghiệp nông thôn, du lịch sinh thái, du lịch dã ngoại, vui chơi giải trí …
(3) Phân khu phía Bắc (gồm huyện Thủy Nguyên): Xây dựng các loại hình, sản phẩm du lịch tâm linh, du lịch tham quan di tích lịch sử danh lam thắng cảnh, du lịch sinh thái nông thôn làng xã – sông – ven biển tại các xã thuộc huyện Thủy Nguyên; du lịch sinh thái, khu vui chơi giải trí, kết hợp các sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng cao cấp với các môn thể thao golf tại khu vực đảo Vũ Yên.
(4) Phân khu phía Tây (bao gồm huyện An Lão và huyện An Dương): Xây dựng các lọa hình, sản phẩm du lịch nông nghiệp nông thôn, du lịch làng nghề, du lịch dã ngoại, du lịch văn hóa lễ hội.
(5) Phân khu phía Nam (bao gồm huyện Tiên Lãng và huyện Vĩnh Bảo): Xây dựng các loại hình, sản phẩm du lịch nông nghiệp nông thôn, du lịch văn hóa, du lịch tâm linh, du lịch chăm sóc sức khỏe, chữa bệnh …
(6) Phân khu biển đảo (bao gồm quận Đồ Sơn, huyện Cát Hải và huyện Bạch Long Vĩ): Xây dựng các loại hình, sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch thể thao – mạo hiểm, du lịch golf, du lịch tham quan danh lam thắng cảnh …
Phương án phát triển và bố trí không gian hạ tầng du lịch
Quy hoạch các trọng điểm du lịch
Đồ Sơn
Phát triển du lịch với thể thao & vui chơi giải trí: Theo định hướng không gian tổng thể thành phố Hải phòng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, sẽ hình thành trung tâm động lực (CBD) mới kết nối với Cát Bà – Lạch Huyện – Đình Vũ – Đồ Sơn hướng vịnh Hải Phòng.
Định hướng này sẽ tạo cơ hội tái phát triển bán đảo Đồ Sơn thành một khu du lịch nghỉ dưỡng với nhiều dịch vụ vui chơi giải trí cao cấp dành cho cư dân thành phố Hải Phòng và vùng phụ cận, du khách quốc tế.
Dự kiến mở rộng không gian du lịch – dịch vụ Đồ Sơn từ 91 ha theo quy hoạch kỳ trước lên thành 902 ha, đảm bảo đủ quỹ đất để xây dựng Đồ Sơn thành trung tâm có thương hiệu về tồ chức hội nghị, hội thảo…, du lịch lễ hội, tín ngưỡng; đồng thời là điểm đầu mối, cơ sở hậu cần cho tuyến du lịch Đồ Sơn – Cát Bà – Hạ Long.
Các sản phẩm du lịch tiêu biểu gồm: Du lịch sinh thái rừng – biển, du lịch nghỉ dưỡng biển, tín ngưỡng và tham dự các lễ hội vùng biển độc đáo như Lễ hội chọi trâu; du lịch vui chơi giải trí; du lịch thể thao (lặn biển, leo núi, dù lượn…), du lịch tham quan, du lịch văn hoá, du lịch MICE (du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo, triển lãm, tổ chức sự kiện…).
Một số dự án tiêu biểu gồm Khu du lịch vui chơi và giải trí cao cấp Him Lam tại đảo Hòn Dấu, Khu phức hợp dịch vụ, du lịch nghỉ dưỡng và biệt thự sinh thái cao cấp Đồ Sơn; Dự án Khu du lịch quốc tế Đồi Rồng; sân golf Đồ Sơn; khu du lịch quốc tế Hòn Dấu; khu du lịch nghỉ dưỡng cao cấp DASO; trung tâm phục hồi sức khỏe, khám chữa bệnh và trung tâm thể thao giải trí; xây dựng cầu cảng du lịch quốc tế; xây dựng hệ thống khách sạn, nhà hàng cao cấp; hình thành trục du lịch Hải Phòng – Đồ Sơn…
Cát Bà – Long Châu – Bạch Long Vĩ
Phát triển du lịch với biển và hệ sinh thái: Bảo vệ danh thắng quần đảo Cát Bà – Long Châu gắn với Vịnh Hạ Long, hoàn thiện hồ sơ trình UNESCO công nhận di sản thiên nhiên thế giới.
Khai thác, bảo vệ và phát triển nguồn tài nguyên tự nhiên (đặc biệt là hệ sinh thái rừng và biển) của Cát Bà. Phát triển du lịch đảo Cát Bà – Long Châu theo mô hình đảo sinh thái, thông minh, không có khí thải của phương tiện cơ giới với các loại hình du lịch sinh thái, du lịch tham quan, khám phá, thể thao, vui chơi giải trí, du lịch tầu biển, du lịch sự kiện, du lịch MICE, du lịch địa chất, văn hóa, tâm linh…
Các loại hình sản phẩm mới như thủy phi cơ, cáp treo, du thuyền, sân golf, khinh khí cầu, công viên đại dương…
Đầu tư xây dựng Trung tâm cứu hộ động vật hoang dã tại Vườn quốc gia Cát Bà; Trung tâm phục hồi sức khỏe, khám chữa bệnh, Trung tâm thể thao giải trí; hệ thống cáp treo sinh thái; cầu cảng du lịch hiện đại.
Phát triển hệ thống tàu cao tốc đưa đón khách du lịch giữa các khu du lịch, khu vui chơi giải trí, thể thao… Sản phẩm du lịch chính gồm: Tham quan vịnh, vũng, hệ thống hang động, di chỉ khảo cổ trên đảo; tham quan, t.m hiểu các giá trị sinh thái, sinh học và cảnh quan ở Khu dự trữ sinh quyển; du lịch nghỉ dưỡng, tắm biển, vui chơi giải trí, thể thao; du lịch xe đạp địa hình Hải Phòng – Cát Bà bằng đường xuyên đảo.
Đây là tuyến du lịch sinh thái dành cho những du khách ưa thích mạo hiểm, muốn khám phá những nét hoang sơ của quần đảo Cát Bà.
Gắn kết phát triển du lịch với bảo vệ chủ quyền biển đảo, an ninh, quốc phòng biên giới, hải đảo; điều chỉnh, bổ sung định hướng phát triển loại hình du lịch tại đảo Bạch Long Vỹ: du lịch sinh thái; du lịch tham quan, khám phá; du lịch thể thao; du lịch nghiên cứu; du lịch văn hóa, tâm linh; … với cảc sản phẩm du lịch đặc thù: tắm biển, lặn biển, câu cá, cắm trại, đạp xe dã ngoại, thăm quan đảo đèn Bạch Long Vĩ, thăm quan Lầu Phật, chùa Bạch Long, …
Hệ thống khách sạn thiết kế phù hợp với điều kiện của đảo, có tiện nghi hiện đại, đủ sức chứa 300 lượt khách/ngày. Phát triển khu dịch vụ du lịch khoảng 24,4 ha gồm khu tắm, khu thể thao, khu công viên và khu khách sạn … phục vụ du khách.
Quyết định 2732/QĐ-UBND năm 2014 của UBND Thành phố Hải Phòng đã phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch bền vững quần đảo Cát Bà đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050”.
Trong đó, địa bàn Vịnh Lan Hạ: được xem là một trong những giá trị cốt lõi tạo nên sức hấp dẫn đặc biệt của du lịch Cát Bà. Các công trình nhà nghỉ sinh thái và công trình dịch vụ khác không được xây dựng quá một tầng và bằng vật liệu gỗ tự nhiên hoặc vật liệu thân thiện với môi trường khác.
Không thu hút các dự án đầu tư nuôi trồng thủy sản mới. Có lộ trình giảm bớt mật độ các lồng bè nuôi trồng thủy sản trên Vịnh Lan Hạ.
Đô thị hiện hữu
– Phát triển du lịch với di sản văn hoá và đặc trưng đô thị: Khu phố Pháp Hải Phòng: du lịch tham quan, vui chơi giải trí, lưu trú công vụ, mua sắm và là điểm dừng quan trọng trên tuyến du lịch biển nội thành – Đồ Sơn – Cát Bà – Hạ Long. Tài nguyên du lịch của khu vực chủ yếu là khu phố cổ, các công trình kiến trúc xây dựng từ thời Pháp, di tích lịch sử văn hoá như chùa Dư Hàng, đình Hàng Kênh, đền Nghè, cảnh quan Tam Bạc, công viên văn hoá trung tâm, Bến Bính, Núi Voi…
Các sản phẩm du lịch tiêu biểu là du lịch quá cảnh; du lịch cuối tuần; du lịch tham quan nghiên cứu; du lịch hội nghị, hội thảo, hội chợ…
Du lịch trải nghiệm nông nghiệp
Phát triển du lịch sinh thái nông nghiệp, sinh thái rừng và làng nghề gắn với bảo vệ phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, các di tích lịch sử, di sản văn hóa, cảnh quan núi, sông, hồ, đầm, nông – lâm nghiệp như:
- Du lịch tham quan kết hợp nghỉ dưỡng và thực hành chế biến;
- Du lịch tham quan và nghỉ dưỡng tại trang trại cây ăn quả;
- Du lịch tham quan khu rừng ngập mặn.
Phương án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng du lịch
(1). Hệ thống giao thông kết nối Tăng cường đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, kết nối và tối ưu hóa Cảng hàng không Cát Bi và Cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng. Khẩn trương đầu tư xây dựng, nâng cấp các bến thủy nội địa phục vụ cho du lịch nhất là tại khu du lịch Cát Bà và Đồ Sơn.
Đầu tư xây dựng các dự án giao thông kết nối với các khu, điểm du lịch trên địa bàn thành phố như: Tuyến cáp treo Phù Long – Cát Bà; Nâng cấp, mở rộng Cảng hàng không quốc tế Cát Bi; Quy hoạch cảng hàng không quốc tế vùng (huyện Tiên Lãng); Xây dựng đường và cầu Tân Vũ – Lạch Huyện 2; …
Xây dựng, hoàn thiện các bãi đỗ xe di lịch hiện đại, thông minh trong thành phố và các khu, điểm du lịch tại đảo Cát Bà, Cát Hải, Đồ Sơn.
(2). Trùng tu, tôn tạo các di tích lịch sử Khu tưởng niệm vương triều Mạc (Kiến Thuỵ); Đền thờ Nguyễn Bỉnh Khiêm (Tiên Lãng, Vĩnh Bảo); Mở rộng di tích Bãi Cọc, Cao Quỳ (Thủy Nguyên); Khu bảo tổn Bãi Cọc Đầm Thượng; Bảo tồn di tích lịch sử Bạch Đằng Giang…
(3). Các hệ thống cơ sở lưu trú, hệ thống điện, nước thông tin liên lạc Chú trọng phát triển hệ thống cơ sở lưu trú, nhất là hệ thống khách sạn 5 sao, hệ thống trung tâm thương mại hiện đại, quy mô lớn, các khu vui chơi, giải trí, thể dục – thể thao, trung tâm hội nghị, hội thảo, tổ chức sự kiện đạt đẳng cấp quốc tế.
Khuyến khích đầu tư các công trình du lịch gần gũi với thiên nhiên, thân thiện môi trường, sử dụng hiệu quả tài nguyên, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.
Đầu tư xây dựng hệ thống cung cấp điện, nước sạch, hệ thống xử lý nước thải, thông tin liên lạc đến các khu du lịch, điểm du lịch, cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch, trong đó ưu tiên đầu tư tại 02 trọng điểm du lịch là Cát Bà và Đồ Sơn.
Phát triển hệ thống hạ tầng viễn thông, công nghệ thông tin ứng dụng thương mại điện tử trong việc hỗ trợ khách đặt tuor, đặt phòng, thành toáng trực tuyến. Cung cấp mạng Wifi miễn phí tại trung tâm thành phố, khu du lịch Cát Bà, khu du lịch Đồ Sơn và một số điểm tham quan du lịch khá.
(4). Con đường di sản (Cái Bèo – Bạch Đằng Giang – Núi Voi – Trạng Tình Nguyễn Bỉnh Kiêm – khu tưởng niệm Nhà Mạc…) Khu vực du lịch văn hoá thời kì tiền sử Thuỷ Nguyên, An Lão, Tiên Lãng, Dương Kinh, Kiến Thuỵ.
Phát triển Thuỷ Nguyên thành một vùng du lịch thứ ba của thành phố sau Cát Bà và Đồ Sơn.
Các điểm đến và sản phẩm du lịch chủ yếu gồm: hồ sông Giá, khu thị trấn Núi Đèo, đảo Vũ Yên, di tích chiến thắng lịch sử Bạch Đằng, công viên khảo cổ học gắn với di tích Tràng Kênh – Bạch Đằng Giang, khu đền thờ Trần Quốc Bảo, di chỉ Tràng Kênh, Việt Khê, khu Trạng nguyên Lê Ích Mộc, đình Kiền Bái, chùạ Lâm Động, dải rừng ngập mặn phía Đông Nam; các lễ hội như hội làng Phục Lễ, hội hát đúm, hội đền Dẹo và nhiều làng nghề truyền thống như đúc đồng Mỹ Đồng…
Mở rộng khai thác khu du lịch nghỉ dưỡng suối khoáng nóng Tiên Lãng kết hợp tham quan dải rừng ngập mặn, di tích lịch sử đền Gắm, về quê ngoại của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm; Phát triển loại hình du lịch điền dã; tham quan khu di tích Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, lễ hội truyền thống, các trò chơi dân gian, làng nghề truyền thống tại Vĩnh Bảo.
Du lịch bằng xe đạp địa hình thăm các di tích lịch sử Dương Kinh nhà Mạc tại huyện Kiến Thụy và quận Đồ Sơn.
(5). Du lịch với công viên chuyên đề, dịch vụ, đô thị nghỉ dưỡng – Phát triển đa dạng các loại hình du lịch công viên chuyên đề, đô thị nghỉ dưỡng, trải nghiệm gắn với các điểm nước khoáng nóng (Tiên Lãng, Cát Bà).
(6). Tuyến đường thuỷ du lịch Khu vực bến tàu thuỷ quốc tế ở đảo Cát Hải và Đồ Sơn, trọng tâm của phát triển thành phố cửa ngõ du lịch.
Từ đây du khách sẽ đi tham quan đảo Cát Bà và Hạ Long và ngược theo dòng chảy sông Bạch Đằng, sông Cấm và sông Lạch Tray để tham quan thành phố lịch sử, công viên khảo cổ học, đến các đầu mối trọng điểm giao thông như sân bay, nhà ga công cộng để khám phá các điểm du lịch khác của vùng đồng bằng Sông Hồng.
Xây dựng bến tàu khách tại khu bến Lạch Huyện có khả năng tiếp nhận tàu khách chở đến 5000 – 6000 khách.
Xây dựng các bến tàu khách quy mô nhỏ ở các khu vực Cát Bà, dọc sông Cấm, sông Bạch Đằng, sông Lạch Tray, Đồ Sơn, trung tâm đô thị Hàng hải, khu vực sân bay Tiên Lãng tiếp nhận thuyền du lịch.
Các sản phẩm du lịch đặc trưng của thành phố Hải Phòng
– Du lịch biển đảo: Đây là loại hình du lịch đặc trưng của thành phố Hải Phòng, hấp dấn du khách bởi những vùng biển đẹp với những khu nghỉ mát sang trọng, những bãi biển trong xanh, hệ thống sinh thái rừng nhiệt đới xanh quanh năm. Ngoài ra du khách còn có thể tham gia các môn thể thao như chèo thuyển Kayak, lặn biển, nhảy dù, leo núi… và thưởng thức các đặc sản vùng biển nổi tiếng.
– Du lịch thể thao: Bao gồm các bộ môn Golf, đua xe đạp, chạy marathon, nhảy dù, chèo thuyền kayak…
– Du lịch MICE gắn với tổ chức các sự kiện văn hóa, hội nghị quốc tế lớn (tại Cát Bà, Đồ Sơn và trung tâm thành phố) kết hợp du lịch mua sắm.
– Du lịch đô thị về đêm kết hợp khai thác lợi thế văn hóa ẩm thực miền biển Hải Phòng, đáp ứng thị hiếu của khách du lịch, tạo điểm nhấn thu hút du khách (phố đi bội, không gian ẩm thực ngoài trời, …).
– Du lịch văn hóa – tâm linh: Thành phố Hải Phòng có rất nhiều những lễ hội lớn, nổi tiếng khắp cả nước như: Lễ hội Chọi trâu; Lễ hội hoa phượng Đỏ, Lễ hội vật cầu Kim Sơn; Lễ hội đua thuyền rồng; Lễ hội đua thuyền rồng; Lễ hội Núi Voi; Lễ hội Đình Vĩnh Khê; Lễ hội Từ Lương Xâm. Và cá khu di tích – lịch sử, văn hóa như: Khu di tích Bạch Đằng Giang; Khu tưởng niệm Vương triều Mạc, Khu di tích Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, Bến tàu không số (K15), chùa Dư Hàng, đình Hàng Kênh, đền Nghè, đến thờ bà Lê Chân…
– Du lịch trải nghiệm nông nghiệp: Tổ chức các hoạt động tham quan, vui chơi giải trí, dịch vụ ăn uống cho du khách thông qua việc tìm hiểu và tham gia vào các hoạt động canh tác, chăn nuôi tại các huyện Vĩnh Bảo, An Lão, Tiên Lãng, An Dương, Kiến Thụy.
– Du lịch chăm sóc sức khỏe: Bao gồm dịch vụ khám chữa bệnh tiêu chuẩn quốc tế; dịch vụ nghỉ dưỡng chăm sóc sức khỏe chất lượng cao tại Cát Hải, Đồ Sơn, Tiên Lãng (có Khu du lịch Suối khoáng nóng), Thủy Nguyên…
Tổng hợp bởi Duan24h.net