Quy hoạch công nghiệp thành phố Hải Phòng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 bao gồm Đồ Sơn, Dương Kinh, Hải An, Hồng Bàng, Kiến An, Lê Chân, Ngô Quyền, An Dương, An Lão, Bạch Long Vĩ, Cát Hải, Kiến Thụy, Thủy Nguyên, Tiên Lãng, Vĩnh Bảo.

Hiện trạng công nghiệp TP Hải Phòng

Khu kinh tế

Hiện nay trên địa bàn thành phố Hải Phòng có Khu kinh tế (KKT) Đình Vũ – Cát Hải với quy mô diện tích 22.540 ha gồm các xã: Thủy Triều, An Lư, , Phục Lễ, Phả Lễ, Lập Lễ, Tam Hưng và một phần các xã Trung Hà, Ngũ Lão, Tân Dương, Thủy Sơn, Dương Quan, Thủy Đường huyện Thủy Nguyên; toàn bộ đảo Vũ Yên; phường Tràng Cát, quận Hải An; bán đảo Đình Vũ, quận Hải An; đảo Cát Hải gồm các xã: Văn Phong, Hoàng Châu, Nghĩa Lộ, Đồng Bài, thị trấn Cát Hải, huyện Cát Hải; một phần các xã Lê Lợi, Hồng Phong, Bắc Sơn, An Hòa, huyện An Dương và một phần các xã An Tiến, Trường Thọ, Trường Thành và Bát Trang, huyện An Lão.

KKT Đình Vũ – Cát Hải được thành lập tại Quyết định số 06/2008/QĐ-TTG ngày 10/1/2008 của Thủ tướng Chính phủ ban đầu có diện tích khoảng 21.600 ha gồm các xã thuộc khu vực Bến Rừng của huyện Thủy Nguyên (các xã Trung Hà, Thủy Triều, An Lư, Ngũ Lão, Phục Lễ, Phả Lễ, Lập Lễ, Tam Hưng), đảo Vũ Yên, phường Tràng Cát, quận Hải An, đảo Đình Vũ, quận Hải An, đảo Cát Hải (các xã: Văn Phong, Hoàng Châu, Nghĩa Lộ, Đồng Bài, thị trấn Cát Hải), huyện Cát Hải.

Khu kinh tế Đình Vũ – Cát Hải theo Quyết định số 1438/QĐ-TTg ngày 03/10/2012 của Thủ tướng Chính phủ: Tổng diện tích nghiên cứu là 22.140ha (Đất khu phi thuế quan là 1.258ha: Đất khu thuế quan là 12.532ha; Đất khác là 8.350ha).

Trong đó đất khu phi thuế quan được bố trí tại khu vực Nam Đình Vũ (nằm trong khu công nghiệp và khu phi thuế quan Nam Đình Vũ khu 1) và tại khu vực đảo Cát Hải (nằm trong khu công nghiệp và khu phi thuế quan Xuân Cầu); Đất khu thuế quan bao gồm các khu chức năng chính sau: hệ thống cảng, các khu công nghiệp, kho tàng, các trung tâm phục vụ công cộng… nằm trong ranh giới khu kinh tế.

Từ Năm 2012 đến nay, Khu kinh tế Đình Vũ – Cát Hải đã có các lần điều chỉnh, trong các năm 2013, 2015, 2018, 2021.

Tại quyết định số 13/2021/QĐ-TTg ngày 25/3/2021, KKT Đình Vũ – Cát Hải được tiếp tục được điều chỉnh ranh giới và có diện tích tự nhiên là 22.540 ha, nhưng đưa ra khỏi ranh giới KKT 687 ha khu vực đất ở đô thị thuộc địa bàn 02 xã Trung Hà và Ngũ Lão thuộc khu vực Bến Rừng, huyện Thủy Nguyên và đưa thêm vào ranh giới KKT 687ha là 1 phần của 4 xã An Tiến, Trường Thọ, Trường Thành và Bát Trang, huyện An Lão phục vụ việc phát triển KCN Tràng Duệ giai đoạn 3.

Sau khi quy hoạch chung khu kinh tế được duyệt, UBND thành phố Hải Phòng đã phối hợp với các bộ ngành triển khai các dự án trọng điểm, như: dự án đường ô tô cao tốc Hà Nội – Hải Phòng, Hải Phòng – Quảng Ninh, đường Tân Vũ – Lạch Huyện, cảng quốc tế Lạch Huyện đã vận hành bến số 1 và số 2, đang triển khai xây dựng bến số 3 và số 4, nâng cấp nhà ga sân bay quốc tế Cát Bi và nhiều dự án hạ tầng khác trong khu kinh tế tạo tiền đề quan trọng vận hành các khu công nghiệp và thu hút đầu tư.

Khu công nghiệp

Hải Phòng là 1 trong 5 địa phương có quy mô công nghiệp lớn nhất cả nước, là điểm đến của của nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Nhà ở xã hội TP mới Bình Dương ✅, LOẠI THẤP TẦNG (1 TRỆT, 1 LẦU GỒM ĐẤT) hỗ trợ tư vấn làm hồ sơ trả góp lãi suất 4,8%/năm qua Ngân hàng chính sách, liên hệ 0888 266 898 (Ms Ngoan, cập nhật lúc 12:20 PM, 29/04/2024)


Đến năm 2020 đã có 12 khu công nghiệp (KCN) triển khai hoạt động đầu tư, xây dựng, kinh doanh cơ sở hạ tầng (08 KCN nằm trong KKT Đình Vũ – Cát Hải diện tích 5.230 ha và 04 KCN nằm ngoài KKT diện tích 768 ha).

(1) Khu công nghiệp DEEP CI: 541,46 ha (tỷ lệ lấp đầy 98%) với khoảng trên 90 doanh nghiệp hoạt động. KCN được thành lập theo Quyết định số 3028/QĐ-UBND ngày 30/9/2020 của Ủy ban nhân dân thành phố.

Công ty Liên doanh TNHH Phát triển Đình Vũ, nay là Công ty Cổ phần KCN Đình Vũ là chủ đầu tư thực hiện dự án xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng KCN Đình Vũ (giai đoạn I cấp GCNĐT năm 1997, diện tích 164 ha và giai đoạn II cấp GCNĐT năm 2008, diện tích 377,46 ha) với số vốn đầu tư là 142,77 triệu USD

(2) Khu công nghiệp DEEP CII: 645 ha (tỷ lệ lấp đầy DEEP C2A:23%; DEEP C 2B:65%) với khoảng trên 25 doanh nghiệp hoạt động ở các lĩnh vực: sản xuất ô tô; điện tử, logistics, cơ khí chế tạo máy.

KCN Deep C2A có quy mô 513,4 ha được thành lập theo Quyết định số 3023/QĐ-UBND ngày 30/9/2020 của Ủy ban nhân dân thành phố. Công ty Cổ phần KCN Hải Phòng thực hiện dự án đầu tư xây dựng, kinh doanh cơ sở hạ tầng KCN Nam Đình Vũ II được cấp GCNĐT năm 2009 với vốn đầu tư 116,86 triệu USD.

KCN và dịch vụ Hàng hải (Deep C2B) được thành lập theo Quyết định số 3025/QĐ-UBND ngày 30/9/2020 của Ủy ban nhân thành phố. Công ty Cổ phần Công nghiệp Hồng Đức thực hiện dự án đầu tư xây dựng hạ tầng KCN và dịch vụ Hàng hải được cấp GCNĐT năm 2011 với vốn đầu tư 23,9 triệu USD, diện tích đất 132,7 ha.

(3) Khu công nghiệp DEEP CIII (đang kêu gọi đầu tư): 520 ha với các lĩnh vực sản xuất: logictics, cảng biển, sản xuất ô tô, công nghiệp tổng hợp.

KCN Cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng được thành lập theo Quyết định số 3024/QĐ-UBND ngày 30/9/2020 của Ủy ban nhân dân thành phố. Công ty Cổ phần KCN Đình Vũ thực hiện dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng KCN Cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng được Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng cấp GCNĐT ngày 10/10/2014, quy mô diện tích diện tích đất 526,81 ha, trong đó đất công nghiệp 385,29 ha, đất cảng 19,93 ha, với vốn đầu tư 259,4 triệu USD.

(4) Khu công nghiệp MP Đình Vũ có diện tích 234,1ha (tỷ lệ lấp đầy 100%). Công ty Cổ phần Đầu tư bất động sản Minh Phương thực hiện dự án KCN MP Đình Vũ do Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng cấp Giấy chứng nhận đầu tư ngày 18/4/2012 với số vốn đầu tư 992,97 tỷ đồng.

(5) Khu công nghiệp Tràng Duệ với diện tích giai đoạn 1 là 187 ha (tỷ lệ lấp đầy 100%), giai đoạn 2 là 214 ha (tỷ lệ lấp đầy 86%). KCN Tràng Duệ được thành lập theo Quyết định số 3026/QĐ-UBND và Quyết định số 3029/QĐ-UBND ngày 30/9/2020 của Ủy ban nhân dân thành phố.

Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng cấp GCNĐT giai đoạn 1 ngày 13/11/2007 (diện tích 187,81 ha) và giai đoạn 2 ngày 27/8/2014 (diện tích 201,96 ha), tổng diện tích 2 giai đoạn là 389,77 ha, trong đó đất công nghiệp 275,2 ha. KCN Tràng Duệ được đưa vào thuộc KKT Đình Vũ – Cát Hải theo Quyết định số 39/2013/QĐ-TTg ngày 27/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ.

Công ty Cổ phần KCN Sài Gòn – Hải Phòng thực hiện dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng KCN Tràng Duệ với vốn đầu tư là 1.500 tỷ đồng; diện tích đất 389,77 ha, trong đó diện tích đất công nghiệp 270,7 ha.

(6) Khu đô thị, công nghiệp và dịch vụ VSIP Hải Phòng có diện tích 507,6ha (Tỷ lệ lấp đầy 76%). Công ty TNHH VSIP Hải Phòng thực hiện dự án Khu đô thị, công nghiệp và dịch vụ VSIP Hải Phòng được cấp GCNĐT năm 2008 với tổng vốn đầu tư là 268,2 triệu USD.

(7) Khu công nghiệp Nam Đình Vũ khu I có diện tích 1329,11 ha (Tỷ lệ lấp đầy 21,90%), giai đoạn 1 370ha, giai đoạn 2 ~960ha đã được đầu tư hạ tầng. KCN được thành lập theo Quyết định số 3022/QĐ-UBND ngày 30/9/2020 của Ủy ban nhân dân thành phố.

Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư Sao Đỏ thực hiện dự án Đầu tư xây dựng, kinh doanh cơ sở hạ tầng Khu phi thuế quan và KCN Nam Đình Vũ I được cấp GCNĐT ngày 06/5/2009, với tổng vốn đầu tư 9.095,78 tỷ đồng.

Ngoài ra, có 04 KCN nằm ngoài Khu kinh tế Đình Vũ – Cát Hải đã đưa vào hoạt động, thu hút các dự án đầu tư thứ cấp (KCN Nomura, KCN Đồ Sơn, KCN Nam Cầu Kiền và KCN An Dương); tổng diện tích đất tự nhiên theo quy hoạch chi tiết: 762,57 ha; diện tích đất công nghiệp: 513,4 ha; diện tích đất công nghiệp đã cho thuê là 409,2 ha; tỷ lệ lấp đầy trung bình của 04 KCN đang hoạt động đạt 79,7%; trong đó, KCN Nomura có tỷ lệ lấp đầy 100%.

(1) Khu công nghiệp Nomura – Hải Phòng Công ty Phát triển KCN Nomura – Hải Phòng thực hiện dự án phát triển KCN Nomura – Hải Phòng theo Giấy chứng nhận đầu tư năm 1994, tổng vốn đầu tư 140,83 triệu USD, diện tích đất 153 ha, trong đó đất công nghiệp 123 ha.

Dự án đã hoàn tất việc xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ và chính thức đi vào hoạt động từ năm 1997 với nhà máy xử lý nước thải công suất 10.800 m3/ngày đêm đạt tiêu chuẩn môi trường.

(2) Khu công nghiệp Đồ Sơn Hải Phòng Công ty Liên doanh KCN Đồ Sơn Hải Phòng (liên doanh giữa Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng với Tập đoàn Hang Tung, Công ty Asia Glorious Development Limited Hồng Kông – Trung Quốc) thực hiện dự án đầu tư, xây dựng và kinh doanh hạ tầng KCN Đồ Sơn Hải Phòng theo Giấy chứng nhận đầu tư năm 1997, tổng vốn đầu tư 75 triệu USD, diện tích đất 150 ha, trong đó đất công nghiệp 97 ha.

Dự án đã hoàn thành việc xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ với nhà máy xử lý nước thải công suất 1.200 m3/ngày đêm đạt tiêu chuẩn môi trường.

(3) Khu công nghiệp Nam Cầu Kiền Công ty Cổ phần Shinec (tiền thân là Công ty Cổ phần Công nghiệp tàu thủy Shinec) thực hiện dự án Đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng KCN Nam Cầu Kiền cấp GCNĐT năm 2008 với vốn đầu tư đăng ký 798,15 tỷ đồng, diện tích đất 263,47 ha, trong đó đất công nghiệp 166,9 ha.

KCN Nam Cầu Kiền được thành lập theo Quyết định 3020/QĐ-UBND ngày 30/9/2020 của Ủy ban nhân dân thành phố. Dự án đã hoàn tất việc xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ khu vực 108 ha với nhà máy xử lý nước thải công suất 1.000 m3/ngày đêm, hiện đang triển khai phần còn lại.

(4) Khu công nghiệp An Dương Công ty TNHH Liên hợp đầu tư Thâm Việt, doanh nghiệp 100% vốn đầu tư Trung Quốc, thực hiện dự án Đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng KCN An Dương cấp Giấy chứng nhận đầu tư năm 2008 với vốn đầu tư là 175 triệu USD; diện tích đất 196,1 ha, trong đó đất công nghiệp 126,6 ha.

KCN An Dương được thành lập theo Quyết định 3021/QĐ-UBND ngày 30/9/2020 của Ủy ban nhân dân thành phố. Dự án đã cơ bản hoàn tất việc xây dựng cơ sở hạ tầng với nhà máy xử lý nước thải công suất 2.250 m3/ngày đêm. Như vậy, từ năm 2008 đến nay đã triển khai thêm 02 KCN nằm ngoài KKT Đình Vũ – Cát Hải: KCN Nam Cầu Kiền 263,47 ha; KCN An Dương 196,1 ha.

Cụm công nghiệp

Tính đến tháng 12/2020, trên địa bàn thành phố có 07 CCN đã có quyết định thành lập, quyết định phê duyệt quy hoạch chi tiết với tổng diện tích đất tự nhiên là 250 ha (Vĩnh Niệm, Quán Trữ, Tân Liên, thị trấn Tiên Lãng, An Lão, Tàu thủy An Hồng, Chiến Thắng).

Trong đó, giai đoạn 2008 – 2020 có 03 CCN được thành lập mới (Tân Liên, thị trấn Tiên Lãng, Chiến Thắng) với tổng diện tích đất tự nhiên là 148,2 ha.

Hiện nay thành phố đang xem xét, thành lập 09 CCN: CCN Tân Trào, huyện Kiến Thụy; CCN Giang Biên, huyện Vĩnh Bảo, CCN Tiên Cường II, huyện Tiên Lãng; CCN Tiên Cường III, huyện Tiên Lãng, CCN Đại Thắng huyện Tiên Lãng, CCN Làng nghề Mỹ Đồng, huyện Thủy Nguyên, CCN Tiên Cường I, huyện Tiên Lãng, CCN Cẩm Văn, huyện An Lão, CCN Cửa Hoạt – Quán Thắng, huyện An Lão.

Xem xét điều chỉnh, đưa CCN Đò Nống ra khỏi quy hoạch phát triển các Cụm công nghiệp trên địa bàn thành phố; bổ sung CCN Làng nghề mắm Cát Hải vào Quy hoạch phát triển các CCN thành phố đến năm 2020, định hướng đến năm 2025. Quy trình thực hiện đảm bảo theo đúng quy định của Nghị định 68/2017/NĐ-CP, Nghị định 66/200/NĐ-CP.

Quy hoạch khu, cụm công nghiệp TP Hải Phòng

Phân vùng phát triển công nghiệp

Vành đai kinh tế công nghiệp từ cảng Lạch Huyện đến phía Bắc (huyện Thuỷ Nguyên), phía Tây (dọc quốc lộ 10), phía Nam (dọc sông Văn Úc) kết nối với mạng lưới khu, cụm công nghiệp vùng Đồng bằng sông Hồng và hệ thống cảng Hải Phòng:

Ưu tiên bố trí các Khu, cụm công nghiệp tập trung quy mô vừa và lớn, gắn kết với hạ tầng giao thông đối ngoại, không phát triển các khu cụm dân cư nhỏ lẻ đan xen, phân tán để luôn duy trì được quỹ đất dự trữ phát triển công nghiệp cho tương lai.

Cho phép đan xen phát triển các khu đô thị quy mô vừa phải, xây dựng tập trung với hạ tầng hiện đại, đồng bộ phát triển về 1 phía của giao thông đối ngoại so với khu vực phát triển công nghiệp.

Vị trí phù hợp để phát triển đô thị là các khu vực gắn với các hành lang sông, giao cắt giữa vành đai công nghiệp và các trục hành lang sông kết nối ra biển.

Phân vùng không gian phát triển hạ tầng ngành Công nghiệp TP Hải Phòng
Phân vùng không gian phát triển hạ tầng ngành Công nghiệp TP Hải Phòng

Ba dải hành lang cảnh quan đô thị trên sông Cấm, Lạch Tray và Văn Úc: Duy trì các hành lang ven sông để phát triển công nghiệp gắn với đường thủy, cảng sông.

Tuy nhiên, hạn chế mở rộng đất công nghiệp tại các hành lang này mà cần tăng hiệu quả khai thác sử dụng đất. Không bố trí công nghiệp có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, không đóng kín không gian sông bằng dải chức năng thuần công nghiệp mà cần đan xen chắc năng đô thị, cây xanh sinh thái cảnh quan. Nghiên cứu phân luồng vận chuyển hàng hóa để giảm thiểu tác động tiêu cực đến đô thị và môi trường, dần hình thành các ranh giới tự nhiên giữa các chức năng công nghiệp – đô thị.

Có 5 khu vực phát triển công nghiệp chính, như sau

Khu vực phát triển công nghiệp Đình Vũ – Cát Hải gắn với cảng biển thuộc Khu kinh tế Đình Vũ – Cát Hải): giữ lại Khu vực công nghiệp Đình Vũ, Nam Đình Vũ, Nam Tràng Cát, Lạch Huyện; bổ sung thêm các Khu vực phát triển công nghiệp: Đảo Cái Tráp, Lạch Huyện mở rộng (Cát Hải) v.v…

Ưu tiên phát triển các loại hình công nghiệp điện tử, điện gia dụng, cơ khí chế tạo, công nghiệp phụ trợ vận tải biển, công nghiệp hỗ trợ công nghệ IT, logistic .v.v…

Khu vực phát triển công nghiệp phía Bắc: giữ lại Khu vực công nghiệp Thuỷ Nguyên – VSIP, khu vực công nghiệp Bến Rừng, Minh Đức – Tràng Kênh; bổ sung thêm Khu vực công nghiệp Tam Hưng – Ngũ Lão và Bến Rừng 2 (Thuỷ Nguyên); bỏ các khu vực công nghiệp Gia Minh, Gia Đức.

Khuyến khích áp dụng công nghệ sạch đối với khu vực công nghiệp cũ, phát triển công nghiệp đa ngành công nghiệp tổng hợp, cơ khí chính xác, sản xuất linh kiện, phụ tùng máy cơ khí, ứng dụng công nghệ cao.v.v…

Khu vực phát triển công nghiệp phía Tây (dọc Quốc lộ 10): giữ lại Khu vực công nghiệp Nam Cầu Kiền, Nomura, An Hưng – Đại Bản, An Dương, Tràng Duệ, Cầu Cựu; bổ sung thêm Khu vực công nghiệp Tràng Duệ giai đoạn 3.

Ưu tiên phát triển loại hình công nghiệp cơ khí chế tạo các sản phẩm cơ khí phụ vụ các ngành kinh tế mũi nhọn, cơ khí chính xác, sản xuất kinh kiện, phụ tùng máy cơ khí có ứng dụng công nghệ kĩ thuật cao.v.v…

Khu vực phát triển công nghiệp phía Tây Nam (xung quanh thị trấn Vĩnh Bảo), giữ lại các khu vực công nghiệp An Hoà, Giang Biên II, Vinh Quang (Vĩnh Bảo); các Cụm công nghiệp Dũng Tiến, Tiên Thanh; bổ sung thêm Khu công nghiệp thị trấn Vĩnh Bảo. Ưu tiên phát triển công nghiệp đa ngành hỗ trợ các ngành công nghiệp mũi nhọn, chế biến ứng dụng công nghệ cao.v.v..

Khu vực phát triển công nghiệp phía Đông Nam (dọc sông Văn Úc và tuyến cao tốc ven biển): giữ lại Khu vực công nghiệp Vinh Quang (đã được đổi tên thành Khu công nghiệp Tiên Lãng 1 và Khu công nghiệp Tiên Lãng 2), Ngũ Phúc – Kiến Thuỵ, các Cụm công nghiệp Tiên Lãng, Tân Trào, Chiến Thắng, An Thọ; bổ sung thêm các Khu vực công nghiệp Đoàn Xá, Tam Cường -Vĩnh Bảo, Khu vực công nghiệp sân bay Tiên Lãng.

Ưu tiên phát triển công nghiệp đa ngành, cơ khí chế tạo các sản phẩm cơ khí siêu trường, siêu trọng, tàu thuỷ, công nghiệp hỗ trợ ngành hàng không, công nghiệp vật liệu mới, công nghiệp hỗ trợ công nghệ IT, công nghệ sinh học.

Khu công nghiệp

Theo quy hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt qua các thời kỳ, Hải Phòng có 01 KKT Đình Vũ – Cát Hải, diện tích 22.540 ha và 25 KCN theo quy hoạch tổng diện tích 12.702 ha.

Khu kinh tế Đình Vũ – Cát Hải có tổng diện tích 22.540 ha (đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định điều chỉnh ranh giới tại Quyết định số 13/2021/QĐ- TTg ngày 25/3/2021), dự kiến mở rộng quy mô khu kinh tế Đình Vũ – Cát Hải tại khu vực đảo Cát Hải và cảng Lạch Huyện đáp ứng nhu cầu phát triển ngày càng mạnh tại khu vực này nói riêng, thành phố nói chung.

Với tính chất được quy hoạch là khu kinh tế tổng hợp, trung tâm kinh tế biển đa ngành, đa lĩnh vực, đô thị công nghiệp, thương mại, du lịch hiện đại, trở thành động lực phát triển của Hải Phòng và các tỉnh vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ, là cửa ngõ hội nhập của Việt Nam.

Ngoài các 12 khu công nghiệp hiện hữu đã đi vào hoạt động và đang kêu gọi đầu tư, TP Hải Phòng quy hoạch thêm các khu công nghiệp quy hoạch mới.

Thực hiện Chương trình hành động số 76 của Ban Thường vụ Thành ủy, trong giai đoạn 2021-2025 thành phố dự kiến sẽ triển khai xây dựng thêm 15 khu công nghiệp mới với tổng diện tích trên 6.200 ha. Trong đó:

– 06 khu công nghiệp đang tập trung triển khai các thủ tục thành lập mới với tổng diện tích 2.758 ha. Cụ thể:

+ Dự án KCN Xuân Cầu (dịch vụ sau cảng) với diện tích 752 ha nằm trong Khu kinh tế Đình Vũ – Cát Hải, đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quyết định chủ trương đầu tư tại Quyết định số 535/QĐ-TTg ngày 01/4/2021.

+ 05 Dự án đã nộp hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư tại Bộ Kế hoạch và đầu tư: KCN Nam Tràng Cát, KCN Thủy Nguyên, KCN Tiên Thanh, Khu công nghiệp Tràng Duệ mở rộng, KCN Giang Biên II.

– 10 Dự án đang hoàn thiện các quy trình, thủ tục để triển khai (tổng diện tích 3.466 ha): KCN Cầu Cựu, KCN An Hòa, KCN An Hưng – Đại Bản, KCN Vinh Quang, KCN Ngũ Phúc – Kiến Thụy, KCN Tân Trào – Kiến Thụy; KCN Sao Mai (Tiên Lãng 1), KCN đóng tàu Vinh Quang (Tiên Lãng 2), KCN Đảo Cái Tráp, KCN Nam Cầu Kiền (giai đoạn 2).

Đề xuất thêm 7 KCN:KCN Bến Rừng 2, KCN trên đảo Cát Hải- Lạch Huyện (KCN Lạch Huyện 1, KCN Lạch Huyện 2, KCN Lạch Huyện 3- Vinfast, KCN Lạch Huyện 4- CN kết hợp Logistic), KCN sân bay Tiên Lãng, KCN Tam Hưng-Ngũ Lão.

Đề xuất thêm 9 KCN:KCN Bến Rừng 2, KCN trên đảo Cát Hải- Lạch Huyện (KCN Lạch Huyện 1, KCN Lạch Huyện 2, KCN Lạch Huyện 3- Vinfast, KCN Lạch Huyện 4- CN kết hợp Logistic), KCN sân bay Tiên Lãng, KCN Tam Hưng-Ngũ Lão.

Cụm công nghiệp

Giai đoạn 2020-2025: Thành lập 26 CCN, trong đó có 2 CCN mở rộng quy mô. Cụ thể :

  1. CCN thị trấn Tiên Lãng,
  2. CCN Tàu thuỷ An Hồng,
  3. CCN thị trấn Tiên Lãng (49,64 ha);
  4. CCN thị trấn Tiên Lãng mở rộng (25 ha);
  5. CCN An Hồng (41,7 ha);
  6. CCN Tàu thủy An Hồng (mở rộng) (63,83 ha).
  7. CCN Cẩm Văn (34,88 ha) (huyện An Lão);
  8. CCN Chiến Thắng (30ha) Huyện An Lão);
  9. CCN An Thọ ( 50 ha) (Huyện An Lão),;
  10. CCN Cửa Hoạt – Quán Thắng (45 ha) (huyện An Lão); CCN Tân Trào (75ha) (huyện Kiến Thụy);
  11. CCN Cao Nhân – Kiền Bái (45 ha) (Huyện Thủy Nguyên);
  12. CCN Kênh Giang – Đông Sơn (70 ha) (Huyện Thủy Nguyên);
  13. CCN Kiền Bái (45 ha) (Huyện Thủy Nguyên);
  14. CCN cơ khí và đúc Thủy Nguyên (30 ha);
  15. CCN Tiên Cường I (27 ha) (huyện Tiên Lãng);
  16. CCN Tiên Cường II (48,7 ha) (huyện Tiên Lãng);
  17. CCN Tiên Cường III (44 ha); CCN Đại Thắng (21,3 ha);
  18. CCN Quang Phục (50 ha) (Huyện Tiên Lãng);
  19. CCN Giang Biên (58 ha) (huyện Vĩnh Bảo);
  20. CCN Dũng Tiến – Giang Biên (50 ha) (Huyện Vĩnh Bảo);
  21. CCN Nam Am (40 ha) (Huyện Vĩnh Bảo);
  22. CCN làng nghề Cổ Am (20 ha) (Huyện Vĩnh Bảo);
  23. CCN Quang Hưng (50 ha);
  24. CCN Quyết Tiến (75 ha), CCN Đoàn Xá (62,3ha);
  25. CCN làng nghề nước mắm Cát Hải (17,04 ha);
  26. CCN phụ trợ Tràng Duệ (xã Hồng Phong) (75 ha).

Hồ sơ QH TP. Hải Phòng 2030

Tổng hợp bởi Duan24h.net

4.7/5 - (7 bình chọn)


Theo dõi nhận tin mới và gửi yêu cầu hỗ trợ
TIKTOK | ZALO | TELEGRAM
| FACEBOOK
Đóng góp nội dung, tài liệu liên hệ Zalo 0813.830.830 và nếu thấy nội dung này hữu ích xin hãy chia sẻ.

Dữ liệu được chúng tôi cập nhật liên tục và chia sẻ (tải về) miễn phí, nếu thấy hữu ích bạn có thể ủng hộ (donate) theo thông tin bên dưới. Xin cảm ơn !!!
Ngân hàng OCB / Số TK : 0017107777799999 / Chủ TK : Lê Quang Khải
Ủng hộ qua ví MOMO qua số điện thoại 0813 830 830 hoặc quét mã QR dưới đây:

Ngân Hàng cho vay tiêu dùng, bất động sản, phát hành thẻ 100 triệu tại TP Hà Nội
LIÊN HỆ MR. QUANG 0934.569.938 (ZALO 247)

Bài trướcNgân hàng OCB nhận hơn 2.000 lô đất của Công ty Đại Nam để thay thế nghĩa vụ trả nợ
Bài tiếp theoNhiều người không biết, uống trà sữa sẽ gây mất ngủ

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây