Mục lục

    Quy hoạch vùng liên huyện tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 gồm  2 thành phố Vĩnh Yên, Phúc Yên và 7 huyện Bình Xuyên, Lập Thạch, Sông Lô, Tam Đảo, Tam Dương, Vĩnh Tường, Yên Lạc.

    Vùng liên huyện trung tâm tỉnh Vĩnh Phúc

    Hệ thống đô thị và phân bố dân cư

    – Giai đoạn 2026-2030:

    • 01 vùng đô thị trung tâm là thành phố Vĩnh Phúc (bao gồm 3 đơn vị hành chính độc lập Tp Vĩnh Yên đô thị loại I, Phúc Yên đô thị loại II, Bình Xuyên đô thị loại IV)
    • Thị xã Vĩnh tường loại IV
    • Và các Hệ thống các đô thị loại V là thị trấn hoặc đô thị trung tâm vùng

    – Tầm nhìn đến năm 2050:


    Vĩnh Phúc trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên phạm vị toàn ranh giới tỉnh, trong đó Phần nội thị gồm 6 đơn vị hành chính: Vĩnh Yên, Phúc Yên, Bình Xuyên, Tam Dương, Vĩnh Tường, Yên Lạc (để đảm bảo số lượng 6/9 đơn vị hành chính, đạt tỷ lệ 66,6%, phù hợp với tỷ lệ quy định đạt trên 60% số quận trên tổng số đơn vị hành chính cấp huyện theo quy định tại Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13)

    Định hướng phát triển các tiểu vùng

    Các tiểu vùng Công nghiệp


    Tiểu vùng phát triển công nghiệp tập trung chủ yếu tại 2 khu vực là Bình Xuyên và Tam Dương. Vùng phát triển động lực trung tâm là vùng tập trung nhiều nhất các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh với 2 vành đai công nghiệp chính:

    • Vành đai công nghiệp động lực tại Bình Xuyên- Yên Lạc phát triển chủ yếu là công nghiệp thu hút công nghệ cao, lắp ráp ô tô, điện tử… thu hút các nhà đâu tư nước ngoài
    • Vành đai công nghiệp hỗ trợ tại Tam Dương, Vĩnh Tường tập trung phát triển loại hình công nghiệp phụ trợ: May mặc, sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp chế biến….. thu hút các nhà đầu tư thứ cấp.

    Trọng điểm công nghiệp có chức năng tăng cường sức cạnh tranh trong khu vực và thu hút các ngành công nghiệp tiên tiến.

    – Có các trung tâm nghiên cứu phát triển công nghệ mới, đào tạo nhân lực phục vụ các ngành tiên tiến.

    – Có môi trường làm việc tốt, gần gũi với cảnh quan thiên nhiên.

    – Liên kết tốt với đô thị trung tâm để cung cấp môi trường sống tốt, hạ tầng đô thị đầy đủ cho chuyên gia cao cấp và gia đình.

    – Liên kết tốt với hạ tầng giao thông kết nối với thủ đô và với thế giới.

    Các tiểu vùng phát triển du lịch

    Tiểu vùng du lịch trung tâm Vĩnh Yên Phát triển trung tâm du lịch hội nghị hội thảo kết hợp thương mại dịch vụ : mua sắm, ăn uống…

    Tiểu vùng du lịch nghỉ dưỡng, tham quan di tích lịch sử Vĩnh Tường- Yên Lạc

    Các tiểu vùng nông nghiệp

    Từ định hướng phát triển ngành nông nghiệp Vùng trung tâm được chia thành 2 tiểu vùng phát triển nông nghiệp chính:

    Vùng nông nghiệp phía Nam Yên Lạc- Vĩnh Tường –Tam Dương: là vùng phát triển nông nghiệp chính của cả tỉnh với lợi thế địa hình và thuỷ lợi để phát triển về trồng cây lương thực, cây hằng năm. Cùng đó kết hợp với các Khu – cụm công nghiệp ở xung quanh để tạo ra sản phẩm có giá trị cao.

    Các tiểu vùng đô thị- Thương mại dịch vụ

    Với thế mạnh về cơ sở hạ tầng cũng như quỹ đất phát triển đô thị định hướng tập trung chủ yếu tại các đô thị như Tp Vĩnh Yên và vùng phụ cận, Đô thị Vĩnh Tường, Thổ Tang, Tam Hồng, TP Phúc Yên và Hương Canh.

    Vùng phát triển đô thị- dịch vụ khu vực Đầm Vạc Chức năng: Là khu phát triển đô thị sinh thái, du lịch thể thao, du lịch dịch vụ sinh thái nghỉ dưỡng cao cấp gắn với hồ nước và cảnh quan tự nhiên.

    Tổ chức không gian: Tạo không gian mở tại trung tâm Đầm Vạc và tổ chức các không gian dịch vụ thể dục thể thao giải trí cao cấp, du lịch mặt nước kết hợp không gian chung khu vực.

    Chức năng: Là khu trung tâm thương mại dịch vụ của Thành phố Vĩnh Yên và của tỉnh. Phát triển đô thị dựa trên tiềm năng hiện có.

    Tổ chức không gian: Chỉnh trang khu ở, phát huy mô hình là khu trung tâm hỗn hợp dịch vụ thương mại, công cộng tại các khu vực cửa ngõ từ nút giao cao tốc và đường vành đai 2.

    Khu dân cư đô thị- thương mại dịch vụ phía Nam Vĩnh Yên

    Chức năng: Phát triển các khu đô sinh thái mới gắn với các cảnh quan thiên nhiên phía Nam Đầm Vạc, Đầm Cói

    + Hồ Đầm Vạc có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển thành phố Vĩnh Yên. Đất quanh hồ Đầm Vạc là nơi bố trí các công trình thương mại – văn phòng – các khu nghỉ dưỡng. Với mục tiêu là xây dựng khu vực này thành nơi có cảnh quan đẹp trên cơ sở kết hợp không gian đô thị với không gian thiên nhiên của hồ tạo thành một thể thống nhất nên bố trí cảnh quan quanh hồ Đầm Vạc được hình thành từ các công trình nghỉ dưỡng (resort) có kiến trúc đẹp hòa quyện với thiên nhiên.

    + Khu phức hợp thương mại – văn phòng bao gồm phường Tích Sơn, phường Ngô Quyền, phường Đống Đa.

    + Phát triển đô thị sinh thái quanh hồ Sáu Vó đám ứng nhu cầu nhà ở cho chuyên gia, công nhân các khu công nghiệp gần đó và thú hút dân cư sinh sống tư tỉnh khác tới.

    Khu dân cư đô thị- thương mại dịch vụ Phúc Yên

    Là trung tâm hành chính của huyện, hướng phát triển sẽ là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật có vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội của huyện. Trong giai đoạn 2020 – 2030 sẽ phát triển thành vùng trung tâm thị xã Vĩnh Tường.

    Vùng Thổ Tang: Là trung tâm kinh tế, dịch vụ, khoa học kỹ thuật của các xã phía Đông Bắc huyện, trong tương lai sẽ có một số khu cụm công nghiệp ở lân cận, sẽ hình thành các khu dịch vụ thương mại phục vụ nhu cầu mua sắm của công nhân trong khu cụm công nghiệp, người dân lân cận.

    Định hướng không gian Khu trung tâm Logistic (ICD Vĩnh Phúc Superport)

    – Là Khu vực trung chuyển hàng hóa nội địa, xuất nhập khẩu và quá cảnh trên hành lang kinh tế Hà Nội -Lào Cai, các luồng hàng từ Trung Quốc qua cửa khẩu Lào Cai

    – Xác định là nơi lưu trữ hàng hóa, phân phối phục vụ hoạt động sản xuất và tiêu dùng cho các tỉnh Hà Nội, Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Tuyên Quang và Hà Giang. Là điểm thông quan hàng hóa nội địa, đầu mối giao thông và giao nhận vận tải đa phương thức quan trọng của khu vực; đảm nhiệm chức năng thông quan, làm thủ tục hải quan cho hàng hóa xuất nhập khẩu…

    Vùng liên huyện phía Tây tỉnh Vĩnh Phúc

    Hệ thống đô thị và phân bố dân cư

    – Định hướng phát triển giao đoạn 2021-2030 đưa Lập Thạch trở thành thị xã đô thị loại IV – là đô thị trung tâm của vùng phía Tây

    – Tầm nhìn đến năm 2050: TX. Lập Thạch, H. Sông Lô và TX. Tam Đảo đóng vai tro là khu vực ngoại thị hỗ trợ cho Vùng đô thị Vĩnh Yên với tỷ lệ đô thị hóa đạt khoảng 80%.

    Định hướng phát triển các tiểu vùng

    Các tiểu vùng Công nghiệp

    Định hướng phát triển không gian các khu công nghiệp tập trung trên trục đường vanh đai 4 và đường 306 B.

    – Phát triển mạnh các ngành công nghiệp là thế mạnh của huyện như sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến nông, lâm sản, khai thác, cơ khí,… xây dựng và phát triển các khu, cụm công nghiệp tập trung theo hướng hiện đại, ưu tiên phát triển công nghiệp áp dụng kỹ thuật cao.

    – Thúc đẩy kết nối các khu –cụm công nghiệp trong huyện và kết nối với các trục đường lớn của Tỉnh như đường cao Tốc, tuyên đường quốc lộ 2.

    – Khai thác triệt để các nguồn lực của huyện và thu hút, sử dụng có hiệu quả nguồn lực bên ngoài, tiếp nhận vốn và chuyển giao công nghệ tiên tiến.

    – Khuyến khích và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, các tập đoàn kinh tế đầu tư mở rộng sản xuất, đổi mới thiết bị công nghệ, nâng cao chất lượng, giảm giá thành và xây dựng thương hiệu hàng hoá chủ động hội nhập quốc tế.

    Tiểu vùng phát triển du lịch

    Định hướng phát triển du lịch với lợi thế: Huyện nằm sát trung tâm du lịch Việt Trì, Phú Thọ, nằm trong hệ thống du lịch Tây Thiên – Tam Đảo của tỉnh Vĩnh Phúc. Tài nguyên du lịch nhân văn đặc sắc: Là một huyện giàu truyền thống, có bề dày lịch sử và văn hóa.

    Tài nguyên du lịch nhân văn phong phú, đặc sắc như hệ thống các di tích lịch sử, các đình, chùa, làng nghề, lễ hội…, tiêu biểu là di tích quốc gia đặc biệt Tháp Bình Sơn và Lễ hội Chọi trâu Hải Lựu. Tài nguyên du lịch tự nhiên đặc thù: Có nhiều tài nguyên du lịch tự nhiên phong phú, đặc thù (núi, thác, sông, hồ…), nổi bật là khu núi Sáng – hồ Bò Lạc

    Định hướng tổ chức trung tâm dịch vụ, thể thao giải trí và phát triển các khu vực với các loại hình du lịch nghỉ dưỡng, du lịch tâm linh xung quanh hồ Vân Trục, hồ Bò Lạc và khu vực trung tâm thị trấn Tam Sơn

    Các tiểu vùng nông nghiệp

    Vùng phía Tây thuộc Vành đai phát triển Nông nghiệp phía tây tỉnh Vĩnh Phúc, phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá, gắn kết với các đô thị vệ tinh, các Khu, cụm công nghiệp, liên kết ngành nghề tạo sức cạnh tranh cao, thúc đẩy phát triển toàn diện nền kinh tế.

    Phát triển thành 2 tiểu vùng nông nghiệp chính :

    • Tiểu vùng nông nghiệp đồi núi phía Bắc
    • Tiều vùng Nông nghiệp vùng đồng bằng ven Sông Lô và Sông Phó Đáy

    Vùng liên huyện phía Bắc tỉnh Vĩnh Phúc

    Hệ thống đô thị và phân bố dân cư

    Theo quyết định 241/QĐ-TTg: Phê duyệt kế hoạch Phân loại đô thị toàn quốc giai đoạn 2021 – 2030. Đến năm 2030 toàn bộ ranh giới huyện Tam Đảo trở thành Đô thị Loại IV và
    định hướng thành Thị xã Tam Đảo.

    Định hướng phát triển đô thị Ngọc Thanh là thành phố du lịch đặc trưng của Miền Bắc

    Định hướng phát triển các tiểu vùng

    Các tiểu vùng Công nghiệp

    Tập trung tại tiểu vùng trung tâm, phát triển công nghiệp trên cơ sở Khu công nghiệp Tam Dương II đã được xác định theo danh mục các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

    Các khu công nghiệp phát triển dọc trên trục đường Hợp Châu – Đồng Tĩnh. Trên các khu vực định hướng hình thành đô thị của vùng phía Bắc phát triển các khu đô thị và các khu chức năng phụ trợ thúc đẩy phát triển cho các hoạt động công nghiệp. Ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp sạch, công nghệ cao, sử dụng ít đất..

    Các tiểu vùng Nông nghiệp

    – Đối với sản xuất nông nghiệp:

    + Vùng sản xuất lúa tập trung: Diện tích đất trồng lúa vẫn bố trí ở cả tất cả xã, nhưng triển khai xây dựng vùng lúa có chất lượng cao (lúa thơm, lúa nếp đặc sản…) ở Vùng sản xuất lúa đặc sản được bố trí ở các xã: Minh Quang, Hợp Châu, Đạo Trù, Hồ Sơn và Đại Đình phục vụ cho nhu cầu của dân cư và nhu cầu các khách du lịch ở Trung tâm du lịch và Lễ hội Tây Thiên và khu nghỉ dưởng thị trấn Tam Đảo.

    + Vùng sản xuất màu tập trung: Cây màu chủ yếu tập trung ở đất nương rẫy, đất bãi, một phần ở đất cây vụ đông ở đất 2 vụ lúa, trong đó vùng sản xuất ngô ngọt tập trung ở các xã: Minh Quang, Hợp Châu, Yên Dương, Bồ Lý, Tam Quan, Đại Đình. Khoai sọ là cây có hiệu quả kinh tế cao có thể phát triển ở các xã Đại Đình, Minh Quang, Yên Dương.

    + Vùng sản xuất rau tập trung: Phát triển các vùng rau chuyên canh ở các xã ven khu vực thị trấn Hợp Châu, khu du lịch Tây Thiên, khu nghỉ mát Tam Đảo (Tam Quan, Hồ Sơn, Minh Quang, Hợp Châu Đại Đình). Cải tiến một bước về công nghệ sản xuất, từng bước tiến tới sản xuất rau, đậu công nghệ cao. Phát triển trồng các loại rau, thực phẩm dùng ít đất (mộc nhĩ, nấm hương). Phát triển trồng tre lấy măng ở các vùng quy hoạch phát triển lâm nghiệp.

    + Vùng trồng các loại cây công nghiệp ngắn ngày (chủ yếu là lạc, đậu tương) trên diện rộng để tăng khối lượng nông sản hàng hoá và cải tạo đất. Vùng sản xuất lạc, đậu tương bố trí trồng tập trung ở các xã Bồ Lý, Yên Dương, Đại Đình, Tam Quan, Hồ Sơn và Minh Quang. Trong các loại sản phẩm cây công nghiệp ngắn ngày chủ lực trên, sản phẩm cây lạc có thể tham gia xuất khẩu còn các sản phẩm khác chủ yếu phục vụ tiêu dùng tại chỗ và các địa phương lân cận.

    + Vùng cây ăn quả (vải, nhãn, chuối Ngự, dứa): việc khôi phục và trồng mới cây nhãn, vải ở vùng ven đồi các xã có diện tích núi Tam Đảo. Hình thành vùng cây ăn quả ven đồi và hồ thủy lợi theo mô hình các trang trại, nhà vườn kết hợp sản xuất nông nghiệp với khai thác du lịch.

    + Quy hoạch vùng hoa: vùng trồng hoa phục vụ nhu cầu tiêu dùng của khu vực thị trấn và trong các dịp lễ, tết, lễ hội Tây Thiên sẽ được mở rộng. Vùng trồng hoa bố trí ở các xã Đại Đình, Hồ Sơn, Hợp Châu, Tam Quan, Minh Quang và một phần nhỏ ở Thị trấn Tam Đảo.

    + Quy hoạch vùng chăn nuôi: Vùng chăn nuôi trâu, bò thịt chất lượng cao được bố trí ở các xã còn diện tích đất chưa sử dụng lớn, gắn với trồng cỏ chăn nuôi tập trung. Chăn nuôi gia cầm theo mô hình chăn thả đồi có giới hạn để cung cấp cho nhu cầu tiêu dùng của khách du lịch và thành phố Vĩnh Yên.. Đặc biệt là dự án nuôi bò thịt của tập đoàn Sojizt.

    + Vùng nông nghiệp phía Tây Bắc (đồi núi) Bình Xuyên và Phúc Yên : Với địa hình núi cao xác định là vùng phát triển lâm nghiệp và nông nghiệp kết hợp với du lịch Phát triển không gian nông nghiệp tại khu vực phía Bắc thành Phố và khu vực ven sông Phan.Đồng thời phát triển nông nghiệp kết hợp cùng các hoạt động du lịch cộng đồng, các công viên nông nghiệp – phát triển cùng các loại hình giáo dục trải nghiệp phổ thông…

    – Đối với sản xuất lâm nghiệp:

    + Vùng rừng sản xuất: Chủ yếu tập trung ở các xã Đạo Trù, Đại Đình, Minh Quang, Bồ Lý và Hồ Sơn.

    + Vùng đất rừng phòng hộ, rừng đặc dụng: Phần diện tích rừng phòng hộ , rừng đặc dụng duy trì theo quy hoạch nằm trên phần của các xã trên núi Tam Đảo. Lựa chọn cây trồng rừng phòng hộ là những loại cây cho quả có dầu để tạo nguồn thu, kết hợp với phát triển kinh tế tạo nguồn rừng phòng hộ bền vững.

    Các tiểu vùng Thương mại dịch vụ- Du lịch

    Xác định 3 tiểu vùng phát triển du lich chính:

    Vùng du lịch ven chân núi Tam Đảo : Phát triển chuỗi các hệ thống sân golf cao cấp kết hợp các khu nghỉ dưỡng sinh thái thông qua tuyến đường ven chân núi Tam Đảo. Đặc biệt là trọng tâm khu du lịch tâm linh Tây Thiên.

    Vùng du lịch đồi núi Tam Đảo I và Tam Đảo II: Phát triển dựa trên khu du lịch Tam Đảo vốn có và định hướng kết nối 2 khu Tam Đảo I và Tam Đảo II thông qua tuyến đường Pasteur.

    Vùng du lịch nghỉ dưỡng cao cấp Ngọc Thanh Phát triển các khu resort cao cấp ven hồ Đại Lải, khu du lịch sinh thái, khu điều dưỡng quốc tế và trong nước.

    Phát triển khu vui chơi giải trí, các công viên chủ đề đẳng cấp quốc tế… Phát triển Khu Nông nghiệp Công nghệ cao kết hợp du lịch trải nghiệm.

    Phát triển khu đô thị Bắc Ngọc Thanh, các khu đô thị du lịch sinh thái, khu điều dưỡng quốc tế và trong nước.

    Phát triển du lịch cộng đồng gắn với bản người Sán Dìu, du lịch văn hóa lịch sử gắn với di tích Chiến khu Ngọc Thanh.

    Phát triển đi đôi với bảo tồn hệ sinh thái rừng Ngọc Thanh.

    Trung tâm du lịch

    Trung tâm du lịch Vùng phía Bắc là: Khu danh thắng Tây Thiên và Khu du lịch Tam Đảo I. Đây là không gian du lịch trung tâm, với vai trò thu hút, kết nối và lan tỏa luồng khách đi các không gian du lịch khác trên địa bàn. Tại không gian du lịch trung tâm cần phải xây dựng trung tâm xúc tiến du lịch, cung cấp các dịch vụ thông tin du lịch, quảng bá hình ảnh các khu, điểm du lịch trên địa bàn huyện.

    Vùng du lịch bổ trợ

    Các vùng du lịch bổ trợ cho trung tâm: Thị trấn Đại Đình, Thị trấn Hợp Châu, xã Đạo Trù, xã Hồ Sơn, xã Tam Quan, xã Minh Quang.

    • Thị trấn Đại Đình: Khu du lịch Bến Tắm; Khu du lịch cộng đồng Thôn Đồng Hội.
    • Xã Đạo Trù: Làng văn hóa dân tộc Sán Dìu, Điểm du lịch Dốc Dít; Khu du lịch thể thao hồ Đồng Mỏ; Khu du lịch nghỉ dưỡng, khám chữa bệnh, dưỡng lão hồ Vĩnh Thành.
    • Xã Hồ Sơn: Sân Golf Tam Đảo, Khu du lịch sinh thái hồ Làng Hà, Rừng thông Km15 – 18 QL2B, Đỉnh Mỏ Quạ.
    • Xã Minh Quang: Sân Golf Bản Long; Khu du lịch sinh thái hồ Xạ Hương; Khu du lịch nghỉ dưỡng chăm sóc sức khỏe hồ Bản Long.
    • Xã Tam Quan: Sân Golf Tam Quan, Khu du lịch sinh thái chăm sóc sức khỏe suối Đồng Bùa, đỉnh Rùng Rình.

    Hồ sơ QH tỉnh Vĩnh Phúc 2030

    Theo Duan24h.net

    (Quy hoạch vùng liên huyện tỉnh Vĩnh Phúc : TP Vĩnh Yên, TP Phúc, Bình Xuyên, Lập Thạch, Sông Lô, Tam Đảo, Tam Dương, Vĩnh Tường, Yên Lạc.)

    Theo dõi nhận tin mới và gửi yêu cầu hỗ trợ
    TIKTOK | ZALO | TELEGRAM
    | FACEBOOK
    Đóng góp nội dung, tài liệu liên hệ Zalo 0813.830.830 và nếu thấy nội dung này hữu ích xin hãy chia sẻ.

    BÌNH LUẬN

    Vui lòng nhập bình luận của bạn
    Vui lòng nhập tên của bạn ở đây