TAND Tối cao hủy quyết định giám đốc thẩm vụ dự án Hòa Lân

549
Khu dân cư Hòa Lân, phường Thuận Giao, thành phố Thuận An
Khu dân cư Hòa Lân, phường Thuận Giao, thành phố Thuận An
Mục lục

    (22/03/2022) Hội đồng thẩm phán TAND Tối cao chấp nhận Quyết định kháng nghị của chánh án TAND tối cao ngày 14/02/2022.

    Đồng thời, hủy quyết định giám đốc thẩm ngày 15-11-2021 của Ủy ban thẩm phán TAND cấp cao tại TP.HCM, giữ nguyên bản án kinh doanh, thương mại phúc thẩm ngày 24-3-2021 của TAND TP.HCM.

    TAND Tối cao nhận định quyết định giám đốc thẩm hủy bản án sơ thẩm và bản án phúc thẩm để xét xử lại là không có căn cứ. Tòa án nhân dân tối cao nhận định quyết định giám đốc thẩm cho rằng chứng thư thẩm định giá hết hiệu lực là không đúng.

    (14/02/2022) Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hòa Bình đã có quyết định kháng nghị giám đốc thẩm đối với quyết định giám đốc của TAND Cấp cao tại TP.HCM liên quan khu dân cư Hòa Lân, Bình Dương.

    Kháng nghị cho rằng nhận định “việc định giá để bán đấu giá khu dân cư Hòa Lân không đúng theo quy định pháp luật về đất đai” của quyết định giám đốc thẩm của TAND Cấp cao tại TP.HCM là không phù hợp.


    Kháng nghị của Chánh án TAND tối cao cũng đề nghị tạm đình chỉ thi hành quyết định giám đốc thẩm số 45/2021/KDTM-GĐT ngày 15-11-2021 của Uỷ ban Thẩm phán TAND Cấp cao tại TP.HCM cho đến khi có Quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao.

    (23/11/2021) TAND Cấp cao tại TP Hồ Chí Minh vừa ban hành Quyết định Giám đốc thẩm chấp nhận kháng nghị của Viện trưởng VKSND cấp cao, hủy cả 2 bản án sơ thẩm và phúc thẩm vụ thế chấp, đấu giá gần 50 hecta đất tại Dự án Hòa Lân, Bình Dương, do có nhiều vi phạm, gây thất thoát cho Nhà nước số tiền đặc biệt lớn.

    Ngày 15/11/2021, TAND Cấp cao tại TP Hồ Chí Minh xét xử giám đốc thẩm, chấp nhận toàn bộ kháng nghị của Viện trưởng VKSND Cấp cao tại TP HCM, hủy cả hai bản án sơ thẩm, phúc thẩm vụ án “Yêu cầu huỷ kết quả đấu giá và tranh chấp hợp đồng tín dụng” của TAND Quận 7, TAND TPHCM liên quan đến việc Công ty Kim Oanh trúng đấu giá 490.765,1m2 (gần 50 hecta) đất tại Dự án Hòa Lân.

    Theo Quyết định Giám đốc thẩm, việc đấu giá không đảm bảo khách quan, công khai, minh bạch, công bằng, dẫn đến Nhà nước thất thoát số tiền đặc biệt lớn.

    (26/06/2021) Viện Kiểm sát Nhân dân (VKSND) Cấp cao tại TPHCM (Viện cấp cao 3) vừa có quyết định kháng nghị giám đốc thẩm đối với Bản án sơ thẩm số 99/2020/KDTM-ST ngày 12/11/2020 của TAND quận 7 và Bản án phúc thẩm số 264/2021/KDTM-PT ngày 24/3/2021 của TAND TPHCM liên quan đến dự án Khu dân cư Hòa Lân.

    Đồng thời, đề nghị Ủy ban Thẩm phán TAND cấp cao tại TPHCM xét xử giám đốc thẩm theo hướng hủy hai bản án nêu trên, để giải quyết lại. Ngoài ra, tạm đình chỉ thi hành đối với bản án sơ thẩm và phúc thẩm nêu trên cho đến khi có quyết định giám đốc thẩm.

    Cho rằng Argibank Chợ Lớn cùng với Công ty Nam Sài Gòn đã thực hiện đấu giá không khách quan, tổ chức thẩm định giá không phù hợp với giá đất thị trường và giá đất Nhà nước quy định; giảm giá đấu giá thiếu căn cứ dẫn đến Nhà nước (Agribank là đơn vị 100% vốn Nhà nước) chỉ thu về được 1.353 tỷ đồng từ Công ty Kim Oanh, số nợ còn lại là hơn 1.111 tỷ đồng mà Tòa án cấp phúc thẩm tuyên buộc Công ty Thiên Phú phải trả cho ngân hàng là không có khả năng thi hành án vì trên thực tế công ty đã không còn hoạt động, không còn tài sản, không còn khả năng trả nợ nên Nhà nước bị thất thoát số tiền đặc biệt lớn này.

    Bà Nguyễn Thị Ái Thơ – Phó Giám đốc Agribank Chợ Lớn ký biên bản bàn giao dự án Khu dân cư Hòa Lân cho Kim Oanh Group
    Bà Nguyễn Thị Ái Thơ – Phó Giám đốc Agribank Chợ Lớn ký biên bản bàn giao dự án Khu dân cư Hòa Lân cho Kim Oanh Group

    Đây là những hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, xâm phạm đến lợi ích Nhà nước, cần thiết phải hủy kết quả bán đấu giá, hủy hợp đồng bán đấu giá tài sản để giải quyết lại nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các bên.

    Từ những phân tích trên, Viện cấp cao 3 nhận thấy Tòa án cấp sơ thẩm không làm rõ những vi phạm nghiêm trọng của Agribank Chợ Lớn, Công ty Nam Sài Gòn, Công ty Thế Hệ Mới, Văn phòng công chứng Thành Phố Mới trong việc :

    • Vi phạm nguyên tắc khách quan, công khai, minh bạch, công bằng trong đấu giá tài sản;
    • Sử dụng chứng thư hết hạn, vi phạm nguyên tắc định giá tài sản;
    • Vi phạm điều cấm của luật trong việc thế chấp, đấu giá và chuyển nhượng là quyền sử dụng đất mà Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất;
    • Vi phạm Luật công chứng;
    • Tính sai giá và diện tích của tài sản đấu giá;
    • Cố tình bao che và không có biện pháp xử lý quyết liệt đối với hành vi vi phạm nghĩa vụ thanh toán của đơn vị trúng đấu giá…

    Tòa án căn cứ kết luận thanh tra số 62/KL-TTR ngày 24/12/2018 để cho rằng những vị phạm, sai sót trong việc bán đấu giá tài sản của Agribank Chợ Lớn và các đơn vị liên quan chưa đến mức cần thiết hủy kết quả đấu giá và hợp đồng bán đấu giá tài sản là không xem xét, đánh giá chứng cứ một cách toàn diện, khách quan, bỏ lọt những vi phạm pháp luật nghiêm trọng.

    Đồng thời cũng không đánh giá được tính chất, mức độ của những vi phạm đã xâm phạm nghiêm trọng đến lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước, gây thất thoát của Nhà nước hàng ngàn tỷ đồng.

    Việc cấp tín dụng, thế chấp, đấu giá, chuyển nhượng dự án Hòa Lân của Agribank Chợ Lớn là những vi phạm nghiêm trọng trong việc phê duyệt quy hoạch dự án cho Công ty Thiên Phú của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền tỉnh Bình Dương cũng không được Tòa án xem xét đánh giá một cách đầy đủ, toàn diện, nên không làm rõ hậu quả là dự án không được triển khai, kéo dài, gây thất thoát, lãnh phí tài sản của Nhà nước ở mức độ đặc biệt nghiêm trọng.

    Những vi phạm này có dấu hiệu hình sự, đã được kiến nghị xử lý nhưng đến nay chưa có kết quả, do đó cần thiết phải tiếp tục kiến nghị xử lý theo đúng quy định pháp luật.

    Như vậy, căn cứ khoản 2 Điều 326 Bộ luật Tố tụng dân sự có cơ sở để hủy toàn bộ hai bản án sơ thẩm và phúc thẩm để xét xử lại nhằm đảm bảo việc giải quyết vụ tranh chấp đúng quy định pháp luật.

    Theo Tiền Phong

    Giám đốc thẩm là thủ tục xét lại các bản án đã có hiệu lực pháp luật chứ không phải xét xử lại các bản án, quyết định đó. Theo nguyên tắc thực hiện hai cấp xét xử được pháp luật Việt Nam ghi nhận tại Điều 17 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.

    Hai cấp xét xử đó là xét xử sơ thẩm và xét xử phúc thẩm. Hai cấp này với vai trò xét xử các vụ việc hay bản án, quyết định chưa có hiệu lực pháp luật khi có đơn khởi kiện hay kháng cáo, kháng nghị. Còn giám đốc thẩm là thủ tục xét lại các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật khi có kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm.

    Theo Điều 334 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, thời hạn kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm là 3 năm kể từ ngày bản án quyết định có hiệu lực pháp luật. Tuy nhiên thời hạn kháng nghị giám đốc thẩm có thể kéo dài thêm 02 năm nếu thuộc các trường hợp sau:

    • Đương sự đã có đơn đề nghị theo quy định tại khoản 1 Điều 328 của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 và sau khi hết thời hạn kháng nghị quy định tại khoản 1 Điều 334 đương sự vẫn tiếp tục có đơn đề nghị.
    • Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật có vi phạm pháp luật theo quy định tại khoản 1 Điều 326 của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, xâm phạm nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, của người thứ ba, xâm phạm lợi ích của cộng đồng, lợi ích của Nhà nước và phải kháng nghị để khắc phục sai lầm trong bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật đó.

    Theo dõi nhận tin mới và gửi yêu cầu hỗ trợ
    TIKTOK | ZALO | TELEGRAM
    | FACEBOOK
    Đóng góp nội dung, tài liệu liên hệ Zalo 0813.830.830 và nếu thấy nội dung này hữu ích xin hãy chia sẻ.

    Ngân Hàng cho vay tiêu dùng, bất động sản, phát hành thẻ 100 triệu tại TP Hà Nội
    LIÊN HỆ MR. QUANG 0934.569.938 (ZALO 247)

    BÌNH LUẬN

    Vui lòng nhập bình luận của bạn
    Vui lòng nhập tên của bạn ở đây