Cũng như trên mọi thị trường, đứng sau mỗi vụ mua bán bất động sản (BĐS) đều có người bán, người mua. Song nếu nhìn bao quát và quan sát kỹ sẽ thấy bên cạnh những người chỉ bán hoặc chỉ mua, lại có những người lúc thì mua, lúc thì bán.
Cũng như trên mọi thị trường, đứng sau mỗi vụ mua bán bất động sản (BĐS) đều có người bán, người mua. Song nếu nhìn bao quát và quan sát kỹ sẽ thấy bên cạnh những người chỉ bán hoặc chỉ mua, lại có những người lúc thì mua, lúc thì bán. Người chỉ bán chủ yếu là người sản xuất, xin tạm gọi là nhà đầu tư sơ cấp, những người bỏ vốn để có quyền sử dụng đất và xây dựng cao ốc, biệt thự, v.v… tạo dựng ra bất động sản để bán.
Thuộc loại này ngoài các đại gia đầu tư địa ốc cỡ Phú Mỹ Hưng, Vin Group, Vạn Thịnh Phát, v.v… còn có nhiều “trung gia” và “tiểu gia” khác. Người chỉ mua là người tiêu dùng, chủ yếu mua để ở hoặc đặt cơ sở kinh doanh. Còn người lúc mua lúc bán chính là thương nhân, đã được gọi là nhà đầu tư thứ cấp. Họ không tạo dựng bất động sản, nhưng tham gia thị trường bằng cách mua bất động sản (chủ yếu là căn hộ, biệt thự, v.v… ) để bán.
Nội Dung Đề Xuất
Tư duy kinh tế thị trường rất coi trọng thương nhân, những người không trực tiếp tham gia sản xuất, mà chỉ chuyên “mua để bán”. Họ mua tất cả bất động sản có người cần bán và bán tất cả những bất động sản họ đã mua và có người cần mua. Chính nhờ có những hoạt động thương mại này, thị trường bất động sản mới diễn ra nhộn nhịp và bất động sản mới có tính thanh khoản cao.
Hãy hình dung trên thị trường chỉ có nhà đầu tư sơ cấp và người tiêu dùng. Chắc chắn việc mua bán sẽ diễn ra khá tẻ nhạt vì hai người này đâu phải có thể gặp nhau mọi lúc mọi nơi. Cho nên có thể nói thị trường BĐS chỉ thực sự hình thành khi có các nhà đầu tư thứ cấp tham gia với tư cách thương nhân.