Quy hoạch vùng Đông Nam Bộ thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050: TP Hồ Chí Minh, Tây Ninh, Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu.

Vị trí địa lý vùng Đông Nam Bộ

Vùng Đông Nam Bộ gồm TP. Hồ Chí Minh và 05 tỉnh: Tây Ninh, Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, có diện tích 23.551,5 km2, là vùng có diện tích nhỏ nhất thứ hai cả nước (chiếm 7,1% diện tích cả nước); dân số năm 2022 là 18,8 triệu người (chiếm 18,9% dân số cả nước).

Phạm vi lãnh thổ đất liền của vùng từ 10019’08” đến 12016’00” vĩ độ Bắc và 105048’43” đến 107034’50” kinh độ Đông. Ngoài ra, vùng Đông Nam Bộ có một huyện đảo là huyện Côn Đảo (thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) có tọa độ 803’- 8049’ vĩ độ Bắc và 106031’-106046’ kinh độ Đông.

  • Phía Tây và Tây Nam của vùng tiếp giáp với vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) – vùng trọng điểm sản xuất nông nghiệp, thủy sản của cả nước;
  • Phía Đông giáp với khu vực Nam Trung Bộ, thuận lợi kết nối với các trung tâm kinh tế biển của miền Trung;
  • Phía Đông Bắc giáp với vùng Tây Nguyên – vùng nguyên liệu một số loại cây công nghiệp lớn nhất cả nước.

Vùng Đông Nam Bộ có đường bờ biển dài hơn 176 km, phía Đông và Đông Nam giáp với Biển Đông, khu vực giàu có về tài nguyên hải sản, dầu mỏ và khí đốt, có điều kiện thuận lợi xây dựng các cảng biển tạo đầu mối liên hệ kinh tế, thương mại với các nước trong khu vực và quốc tế.

Đông Nam Bộ có khoảng 500 km đường biên giới với Vương quốc Campuchia với 04 cửa khẩu quốc tế. Trong đó, tỉnh Tây Ninh có hơn 240 km đường biên giới giáp với 03 tỉnh của Campuchia (Svay Rieng, Prey Veng và Tbong Khmum); tỉnh Bình Phước có gần 260 km đường biên giới giáp với 3 tỉnh của Campuchia (Mondulkiri, Kratie, Tboung Khmum).

Vùng Đông Nam Bộ có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội của cả nước; hội tụ phần lớn các điều kiện và lợi thế nổi trội để phát triển công nghiệp, dịch vụ, đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá; đặc biệt phát triển công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp bán dẫn, điện tử, công nghệ thông tin, công nghiệp dầu khí và sản phẩm hoá dầu; phát triển dịch vụ cao cấp, dịch vụ tài chính, ngân hàng, du lịch, viễn thông; nghiên cứu, ứng dụng và triển khai khoa học và công nghệ; đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao; phát triển các dịch vụ y tế chuyên sâu…

Vùng Đông Nam Bộ là khu vực phát triển kinh tế năng động, trình độ phát triển cao, nơi tập trung nhiều trung tâm kinh tế, công nghiệp, thương mại, dịch vụ, khoa học kỹ thuật, đầu mối giao thông và giao lưu quốc tế, có lực lượng lao động dồi dào, tay nghề cao, có nhiều cơ sở đào tạo, nghiên cứu khoa học, công nghệ; có hệ thống đô thị phát triển, các khu công nghiệp phát triển mạnh, trở thành trung tâm và đầu mối giao lưu của các tỉnh phía Nam với cả nước và quốc tế, được gắn kết bằng đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường biển, đường hàng không, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế – xã hội trong vùng cũng như mở rộng các quan hệ kinh tế liên vùng và quốc tế.

Vùng có TP. Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế, tài chính, thương mại, khoa học – công nghệ, đổi mới sáng tạo lớn nhất của khu vực phía Nam và cả nước, là một đô thị mang tầm khu vực.

Vùng Đông Nam Bộ nằm trên tuyến đường biển quốc tế quan trọng, ở điểm trung chuyển trên tuyến đường hàng không quốc tế từ Bắc xuống Nam và từ Đông sang Tây, trên tuyến đường xuyên Á nối liền các nước Đông Nam Á lục địa; đồng thời nằm trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương – khu vực phát triển kinh tế năng động bậc nhất của thế giới… vì thế, vùng Đông Nam Bộ có lợi thế lớn trong thu hút đầu tư nước ngoài, mở rộng thị trường, khai thác các cảng trung chuyển quốc tế… để đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế – xã hội.

Nhà ở xã hội TP mới Bình Dương ✅, LOẠI THẤP TẦNG (1 TRỆT, 1 LẦU GỒM ĐẤT) hỗ trợ tư vấn làm hồ sơ trả góp lãi suất 4,8%/năm qua Ngân hàng chính sách, liên hệ 0888 266 898 (Ms Ngoan, cập nhật lúc 09:29 PM, 28/04/2024)


Vùng Đông Nam Bộ có vị thế địa chính trị và an ninh quốc phòng quan trọng hàng đầu ở khu vực phía Nam Việt Nam.

Định hướng hệ thống đô thị theo các tiểu vùng

Tiểu vùng trung tâm

Định hướng các đô thị quan trọng của tiểu vùng:

– Thành phố Hồ Chí Minh vừa là đô thị trung tâm cấp quốc gia, vừa là đô thị trung tâm vùng:

+ Là đô thị loại đặc biệt trực thuộc trung ương; trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học công nghệ, giáo dục đào tạo, y tế quan trọng của quốc gia, có vai trò tiên phong dẫn dắt đổi mới, sáng tạo; có vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển đô thị quốc gia; là một trong những trung tâm du lịch, tài chính – thương mại và dịch vụ logistics của khu vực Đông Nam Á và châu Á – Thái Bình Dương; thúc đẩy phát triển Thành phố Hồ Chí Minh trở thành trung tâm tài chính quốc tế.

+ Là đầu mối giao thông, hạ tầng số quan trọng trong vùng Đông Nam Bộ, quốc gia và quốc tế; là trung tâm liên kết vùng, đầu mối kết nối các loại hình vận tải đa phương thức của miền Nam.

+ Là một trong những địa bàn có vị trí chiến lược quan trọng về quốc phòng, an ninh khu vực miền Đông Nam Bộ, cả nước và khu vực biển Đông.

– TP. Biên Hòa (tỉnh Đồng Nai): Là đầu mối giao thông quan trọng và trung tâm tiếp vận phía Đông của vùng. Trung tâm cấp vùng về dịch vụ đa lĩnh vực chất lượng cao, cung cấp các dịch vụ đô thị và dịch vụ công; trung tâm nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, thương mại – tài chính, du lịch, thể dục thể thao.

Mở rộng không gian phát triển đô thị theo hướng Long Thành – Nhơn Trạch. Đô thị Nhơn Trạch là trung tâm công nghiệp sạch, công nghiệp đa ngành, gắn với dịch vụ logistics; trung tâm giải trí và du lịch cảnh quan sinh thái.

Xây dựng đô thị sân bay gắn với cảng hàng không quốc tế Long Thành, tận dụng lợi thế từ cảng hàng không để phát triển công nghiệp, dịch vụ logistics và đô thị hiện đại.

– Đô thị Bình Dương dự kiến hình thành gồm: Thành phố Thủ Dầu Một, các đô thị Thuận An, Dĩ An và các đô thị Bến Cát, Tân Uyên: Là trung tâm cấp vùng về công nghiệp, thương mại – tài chính, đào tạo, y tế, văn hóa – thể dục thể thao, du lịch, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ.

Tiểu vùng ven biển

Định hướng các đô thị quan trọng của tiểu vùng:

– TP. Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu): Là trung tâm cấp vùng về dịch vụ thương mại; trung tâm du lịch nghỉ dưỡng biển, dịch vụ cảng biển và dịch vụ dầu khí quan trọng của quốc gia; đầu mối giao thương về cảng biển với quốc tế. Có vị trí quan trọng về an ninh, quốc phòng và bảo vệ môi trường biển.

– Đô thị Phú Mỹ (tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu): Là trung tâm công nghiệp chuyên sâu, công nghiệp cảng biển; trung tâm thương mại – dịch vụ; trung tâm kho vận, dịch vụ logistics của vùng; đầu mối giao thông cảng quan trọng của vùng và quốc gia.

– TP. Bà Rịa (tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu): Là trung tâm dịch vụ – thương mại, đào tạo, nghiên cứu khoa học.

– Khai thác hiệu quả khu vực lấn biển tại Cần Giờ (TP. Hồ Chí Minh) để hình thành đô thị nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái chất lượng cao trên nguyên tắc bảo vệ môi trường và hệ sinh thái tự nhiên.

Tiểu vùng phía Bắc

Định hướng các đô thị quan trọng của tiểu vùng:

– TP. Đồng Xoài (tỉnh Bình Phước): Là đầu mối giao thương quan trọng kết nối với vùng Tây Nguyên; là trung tâm cấp vùng về thương mại, dịch vụ, y tế – giáo dục – đào tạo.

– Đô thị Chơn Thành (tỉnh Bình Phước): Là trung tâm công nghiệp, thương mại – dịch vụ, giáo dục – đào tạo; cửa ngõ tiếp nhận chuyển dịch công nghiệp từ tiểu vùng Trung tâm.

– TP. Tây Ninh (tỉnh Tây Ninh): Là trung tâm cấp vùng về thương mại – dịch vụ, du lịch văn hóa – lịch sử.

– Đô thị Trảng Bàng (tỉnh Tây Ninh): Trung tâm công nghiệp, thương mại – dịch vụ, giáo dục – đào tạo; đầu mối giao thông quan trọng trên tuyến hành lang Xuyên Á; cửa ngõ tiếp nhận chuyển dịch công nghiệp từ tiểu vùng Trung tâm.

Tài liệu, bản đồ quy hoạch vùng Đông Nam Bộ

Lưu ý: Hồ sơ Quy hoạch vùng Đông Nam Bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 rà soát sau thẩm định

Báo cáo tóm tắt quy hoạch

Báo cáo thuyết minh tổng hợp QH vùng Đông Nam Bộ

Bản đồ:

1.DNB_ Sơ đô vị trí và các mối quan hệ vùng

2.DNB_Sơ đồ địa hình

3.DNB_Bản đồ đẳng trị mưa hằng năm

4.DNB_Bản đồ khí hậu, nhiệt độ

5.DNB_Bản đồ hiện trạng kinh tế xã hội

6.DNB_Bản đồ hiện trạng đô thị nông thôn

7.DNB_Bản đồ hiện trạng hạ tầng giao thông

8.DNB_Bản đồ hiện trạng hạ tầng xã hội

9.DNB_Bản đồ hiện trạng hạ tầng kỹ thuật

10.DNB_Bản đồ hiện trạng sử dụng đất

11.DNB_Bản đồ hiện trạng khai thác tài nguyên, bảo vệ môi trường

12.DNB_Bản đồ hiện trạng đê điều, phòng chống thiên tai, bđkh

13.DNB_Sơ đồ định hướng đô thị nông thôn

14.DNB_Sơ đồ định hướng tổ chức không gian phân vùng chức năng

15.DNB_Sơ đồ định hướng hạ tầng xã hội

16.DNB_Sơ đồ định hướng hạ tầng giao thông

17.DNB_Sơ đồ định hướng bảo vệ môi trường

18.DNB_Sơ đồ định hướng sử dụng tài nguyên

19.DNB_Sơ đồ định hướng hạ tầng kỹ thuật

20.DNB_Sơ đồ định hướng đê điều, phòng chống thiên tai, bđkh

21.DNB_Sơ đồ vị trí dự án ưu tiên

Tổng hợp bởi Duan24h.net

4.7/5 - (8 bình chọn)


Theo dõi nhận tin mới và gửi yêu cầu hỗ trợ
TIKTOK | ZALO | TELEGRAM
| FACEBOOK
Đóng góp nội dung, tài liệu liên hệ Zalo 0813.830.830 và nếu thấy nội dung này hữu ích xin hãy chia sẻ.

Dữ liệu được chúng tôi cập nhật liên tục và chia sẻ (tải về) miễn phí, nếu thấy hữu ích bạn có thể ủng hộ (donate) theo thông tin bên dưới. Xin cảm ơn !!!
Ngân hàng OCB / Số TK : 0017107777799999 / Chủ TK : Lê Quang Khải
Ủng hộ qua ví MOMO qua số điện thoại 0813 830 830 hoặc quét mã QR dưới đây:

Ngân Hàng cho vay tiêu dùng, bất động sản, phát hành thẻ 100 triệu tại TP Hà Nội
LIÊN HỆ MR. QUANG 0934.569.938 (ZALO 247)

Bài trướcXe lăn Vlog là ai? Tiểu sử và sự nghiệp tiktoker Vũ Minh Lâm
Bài tiếp theoQuy hoạch vùng Tây Nguyên thời kỳ đến năm 2030

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây